Bài văn phân tích tác phẩm "Cảm xúc mùa thu" số 9

Mùa thu là đề tài được rất nhiều thi sĩ chọn để viết lên tác phẩm của mình. Tiêu biểu có thi sĩ người Trung Quốc Đỗ Phủ cũng làm về đề tài này với bài “Thu hứng”. Đỗ Phủ (712-770) tên thật là Tử Mĩ, hiệu là Thiếu Lăng, người tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Xuất thân trong một gia đình có truyền thống Nho học và làm thơ lâu đời. Đỗ Phủ đã từng là một người thi năm lần bảy lượt đều trượt. Cuộc đời ông dường như sống trong nghèo khổ và bệnh tật.


Ấy vậy mà ngọn lửa văn chương trong ông luôn bùng cháy, không bao giờ tắt. Ông sáng tác thơ và để lại muôn ngàn bài thơ hay vào kho tàng thơ ca Trung Quốc, với những bài mang nội dung phong phú, sâu sắc,.. nói về lịch sử và lòng yêu nước của ông đối với quê hương đất nước, không chỉ có vậy các bài thơ của ông còn thể hiện chan chứa tình thương người. Ông đã được UNESCO công nhận là Danh nhân văn hóa thế giới.


Ngoài những bài thơ được coi là “thi sử”, Đỗ Phủ còn có những bài thơ trữ tình thể hiện cảm xúc chân thành của mình đối với thiên nhiên. Như đã nói ở trên đó là tác phẩm “Thu hứng”, là một bài thơ rất hay thể hiện cảm xúc mùa thu trong ông. Đây cũng là tác phẩm đầu tiên trong chùm thơ tám bài được tác giả viết vào năm 766, khi đang sống phiêu bạt ở Quý Châu. Tứ Xuyên là vùng có cảnh đẹp, núi non hùng vĩ, hiểm trở, cách xa quê hương của nhà thơ mayá ngàn dặm.


Tác phẩm “Thu hứng” được sáng tác trong hoàn cảnh: sau mười một năm kể từ khi bùng nổ loạn An Lộc Sơn, tuy loạn đã dẹp xong nhưng đất nước kiệt quệ vì chiến tranh và nhà thơ vẫn phải lưu lạc ở nơi xứ người chưa được trở về quê hương vì lẽ đó đã khơi gợi cảm xúc bi thương cho nhà thơ để nhà thơ viết lên bài “Thu hứng” cảm xúc chủ đạo của bài này vì thế mà cũng bi sầu.


Thu hứng vừa là bức tranh mùa thu ảm đạm, hắt hiu, vừa là bức thư nói lên tâm trạng của nhà thơ. Nhà thơ lo cho hiện trạng của đất nước đang lâm vào cảnh hỗn loạn, thương nhớ quê hương xa xôi và tự thương cho thân phận bất hạnh của mình ở xứ người.


Phiên âm:

“Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm,

Vu sơn, Vu giáp khí tiêu sâm.

Giang gian ba làng kiêm thiên dũng,

Tái thượng phong vân tiếp địa âm.

Tùng cúc lưỡng khai tha nhật lệ

Cô chu nhất hệ cố viên tâm.

Hàn y xứ xứ thồi đao xích,

Bạch Đế thành cao cấp mộ châm.


Dịch thơ:

Lác đác rừng phong hạt móc sa,

Ngàn non hiu hắt, khí thu lòa.

Lưng trời song rợn lòng sông thẳm,

Mặt đất mây đùn cửa ải xa.

Khóm cúc tuôn thêm dòng lệ cũ,

Con thuyền buộc chặt mối tình nhà.

Lạnh lùng giục kẻ tay dao thước,

Thành Bạch, chày vang bóng ác tà.


Ở bài thơ này chúng ta có thể thấy ngay tác giả viết chia rõ ràng ra hai ý: ý thứ nhất thể hiện ở bốn câu thơ đầu nói về bức tranh về thiên nhiên mùa thu ở vùng rừng núi thượng nguồn Trường Giang. Ý thứ hai là bốn câu sau thể hiện cảm hứng của thi nhân trước cảnh thu về trên đất khách. Ở 2 câu thơ đầu tiên tác giả đã thể hiện được cái thần của một chiều thu ở Quý Châu chỉ bằng vài nét chấm phá:


“Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm,

Vu Sơn, Vu giáp khí tiêu sâm.”

(Lác đác rừng phong hạt móc sa,

Ngàn non hiu hắt, khi thu lòa.)


Như ở câu thơ đã thể hiện rõ ràng tác giả đang đứng ở vị trí tương đối cao, ông ngắm nhìn được toàn cảnh, vì thế mà tầm nhìn của ông xa rộng. Khả năng quan sát tinh tế của Đỗ Phủ thể hiện ngay trong câu thơ đầu tiên miêu tả cảnh rừng phong: “Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm” trong thơ Trung Quốc thì hình ảnh rừng phong gắn liền với hình ảnh mùa thu, vì mỗi độ thu về thì rừng phong lại chuyển sang màu đỏ úa, làm cho ta thấy hiện ra trước mắt là sự li biệt. Sương móc sa dày đặc làm mờ ảo, xơ xác, tiêu điều cả rừng phong.


Nét tiêu điều của cảnh vật hiện lên rất rõ qua cái nhìn đầy tâm trạng của nhà thơ Đỗ Phủ. Tiếp đến câu thơ thứ hai: “Vu Sơn, Vu giáp khí tiêu sâm”, Vu Sơn, Vu giáp là giúp người đọc liên tưởng đến đất Ba Thục xưa kia. Toàn cảnh bao chùm sự hiu hắt. Trong phần dịch vì chưa sát ở từ “lòa” và “hiu hắt” làm chỉ lột tả được một phần ý nghĩa của cụm từ “khí tiêu sâm” (tối tăm, ảm đạm).


Vu Sơn là vùng núi nổi tiếng hiểm trở, hùng vĩ, được nhắc đến nhiều trong chuyện cổ tích và thơ ca Trung Quốc. Vách núi dựng đứng nên ánh mặt trời khó lọt được tới xuống dòng sông. Mà vào mùa thu thì ánh nắng mặt trời yếu ớt làm cho nơi đây càng ảm đạm, lạnh lẽo, qua ngòi bút miêu tả của tác giả thì lại càng thêm tối tăm, ảm đạm. Vẫn tiếp tục tâm trạng như vậy quan sát cảnh thiên nhiên nới đây, Đỗ Phủ tiếp tục viết lên những câu thơ tả thực đầy ám ảnh như có ma lực cuốn hút lòng người:


“Giang gian ba lăng khiêm thiên dũng,

Tái thượng phong vân tiếp địa âm”

(Lưng trời sông rợn lòng sông thẳm,

Mặt đất mây đùn cửa ải xa)


Tiếp theo tác giả tả cảnh thu dưới thấp: cảnh giữa lòng sông, dữ dội vọt đến tận lưng trời. Nhìn vào bản dịch ta thấy được cảnh hùng vĩ, choáng ngợp của thiên nhiên nơi đây và thể hiện cảm giác choáng ngợp của con người nhỏ bé trước cảnh sắc nơi đây. Hình ảnh: “Mặt đất mây đùn cửa ải xa” tả cảnh sắc thực ở nơi đây mây trắng xà xuống thấp tưởng như đùn từ dưới mặt đất lên, che lấp cảnh sắc phía xa xa.


Nếu như cảnh sắc ở hai câu thơ trên là ảm đạm tăm tối thì ở hai câu sau lại hoành tráng, dữ dội. Hai cặp câu bổ sung cho nhau tạo nên một cảnh sắc tuyệt đẹp nơi đây nơi Vu Sơn vừa ẩm thấp vừa hùng vĩ. Ở bốn câu thơ tiếp, Đỗ Phủ bày tỏ lòng mình trước cảnh sắc mùa thu nơi đây, không phải là quê hương của nhà thơ. Câu năm và sáu tác gải sử dụng nghệ thuật đối hết sức chuẩn vừa là cảnh mùa thu mà cũng là tình thu, giống như là hình ảnh rừng phong gắn liền với mùa thu, thì hình ảnh hoa cúc cũng đi liền với cảnh mùa thu:


“Tùng cúc lưỡng khai tha nhật lệ,

Cô thu nhất hệ cố viên tâm”.

(Khóm cúc tuồn thêm dòng lệ củ,

Con thuyền buộc chặt mối tình nhà.)


Câu thơ còn thể hiện rằng mỗi khi nhìn thấy hoa cúc nhà thơ lại rơi lệ, đọc câu thơ giúp người đọc thấu cảm được nỗi sầu bi của nhà thơ, sự cô đơn của nhà thơ qua nhiều năm phiêu bạt, xa quê hương chôn rau cắt rốn của mình. Hoa cúc là yếu tố làm gợi nhớ, thì hình ảnh con thuyền làm cho tác gải lại càng nhớ nhà. Con thuyền cũng là phương tiện duy nhất để tác giả trở về quê hương trong tâm tưởng.


Hai câu kết đột ngột nổi lên âm thanh dồn dập của tiếng chảy đập vải trên bến sông trong bóng hoàng hôn. Âm thanh duy nhất này làm cho bức tranh sinh hoạt trở nên sống động hơn, nhưng không đủ để xua đi cái buồn đang trong tâm trạng của nhà thơ:


“Hàn y xứ xứ thôi đao xích,

Bạch Đệ thành cao cấp mộ châm.”

(Lạnh lùng giục kẻ tay dao thước

Thành Bạch, chảy vang bóng ác tà.)


Hình ảnh thu qua đông sắp sang nhắc nhở mọi người chuẩn bị đồ ấm. úc này cũng là lúc mà loạn An Lộc Sơn đã dẹp xong nhưng đất nước thì vẫn chưa yên ổn, nhà thơ vẫn chưa trở về quê hương được.


Bài thơ “Thu hứng” đã giúp chúng ta thấy được Đỗ Phủ là một thi sĩ xuất sắc không chỉ phạm vi nổi tiếng ở Trung Quốc mà còn vang rộng ra thế giới. Bài thơ giúp ta thấy được cảnh sắc mùa thu và còn thấy được nỗi lòng tác giả đau đáu nhớ quê hương.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |