Bài văn phân tích tác phẩm "Cảm xúc mùa thu" số 4

Đỗ Phủ là nhà thơ lỗi lạc có nhiều đóng góp lớn cho thi ca Trung Quốc, ông là một thi sĩ tiêu biểu, với số lượng tác phẩm để lại không hề nhỏ. Tấm lòng lương thiện, nhạy cảm với cuộc sống với đời, những bài thơ ông viết ra, đều mang tư tưởng yêu nước, hay còn gọi là "yêu nước thương đời" đồng thời phản ánh chân thực thời đại mà ông đang sống.


Với tâm hồn nghệ sĩ, những phút xao lòng với những đổi thay của đất trời, của thời tiết cũng khiến cho những câu từ trong chính tâm hồn in đậm lên trang giấy. Thu Hứng hay còn gọi là" Cảm hứng mùa thu" là một trong những bài thơ hay, tiêu biểu cho hồn thơ của Đỗ Phủ.


Đề tài về thiên nhiên đặc biệt là sự thay đổi của không gian của đất trời khiến cho các thi sĩ không ít khi nao lòng. Mùa thu là mùa mà khiến cho tâm hồn con người ta trở nên lãng mạn, thả hồn theo gió, ta cũng thấy một thứ gì đó vừa man mác lại vừa thấm đượm mùi vị đất trời chênh vênh. Cảm hứng mùa thu là bức tranh màu thu hắt hiu, mang nặng tâm trạng tu sầu của tác giả trong lúc đất nước lâm vào cảnh rối ren, nỗi thương nhớ quê hương dâng lên nghẹn ngào, và buồn thương cho thân phận mình nơi đất khách quê người..


Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm,

Vu sơn, Vu giáp khí tiêu sâm.

Giang gian ba làng kiêm thiên dũng,

Tái thượng phong vân tiếp địa âm.

Tùng cúc lưỡng khai tha nhật lệ

Cô chu nhất hệ cố viên tâm.

Hàn y xứ xứ thồi đao xích,

Bạch Đế thành cao cấp mộ châm.


Sau khi được phiên âm, bài thơ "Cảm hứng mùa thu" lại dễ dàng đi sâu vào lòng người đọc. Những cảnh vật hiện ra trong bài thơ nối tiếp nhau, nhưng bị bao phủ bởi một nỗi buồn khôn tả. Cùng với những vần thơ mềm mại mà thấm đượm, Nguyễn Công Trứ đã mang "cảm hứng mùa thu" lại gần hơn, đặc biệt thể hiện được cả những điều mà Đỗ Phủ đã gửi gắm


Lác đác rừng phong hạt móc sa,

Ngàn non hiu hắt, khí thu lòa.

Lưng trời sóng rợn lòng sông thẳm,

Mặt đất mây đùn cửa ải xa.

Khóm cúc tuôn thêm dòng lệ cũ,

Con thuyền buộc chặt mối tình nhà.

Lạnh lùng giục kẻ tay dao thước,

Thành Bạch, chày vang bóng ác tà.

(Nguyễn Công Trứ dịch)


Có thể thấy rõ được, trong bài thơ, bốn câu đầu là "câu đề" với mục đích miêu tả bức tranh thiên nhiên bao la nhưng buồn hiu hắt ở vùng rừng núi thượng nguồn Trường Giang. Ở cặp câu thứ nhất, chỉ với vài nét chấm phá, tác giả đã phác thảo ra được cái thần chiều thu ở Quý Châu:


Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm,

Vu sơn, Vu giáp khí tiêu sâm,

(Lác đác rừng phong hạt móc sa,

Ngàn non hiu hắt, khi thu lòa)


Có thể thấy được hoặc cũng có thể cảm nhận được, tác giả đang đứng ở vị trí cao để quan sát được toàn cảnh ở nơi đây. Mọi thứ được miêu tả không những theo chiều sâu và còn theo tầm mắt của tác giả, nhìn về phía xa xăm. Hiện ra đầu tiên là hình ảnh rừng phong với sương móc còn phủ trên chúng, tạo ra cảnh tượng buồn, đặc biệt rừng phong lại càng nhấn mạnh thêm sự li biệt khi lá phong chuyển sang đỏ, khi mùa thu đến.


Những dấu hiệu như rừng phong hay những hạt sương, dưới con mắt của tác giả, cũng phần nào cho người đọc thấy được mùa thu đang đến gần. Hai câu thơ mở đầu tuy là đều rừng núi nhưng lại chung một điểm, đó chính là nỗi buồn đang dần ngấm vào tác giả, nỗi buồn ấy chế ngự cả tâm trạng và cảm xúc của tác giả khi đặt bút ngâm thơ. Với tâm trạng như vậy, Đỗ Phủ biết những vần thơ tiếp theo:


Giang gian ba lăng kiêm thiên dũng,

Tái thượng phong vân tiếp địa âm.

(Lưng trời sông rợn lòng sông thẳm,

Mặt đất mây đùn cửa ải xa).


Nếu như ở hai câu mở đầu là hình ảnh của rừng phong, là sự quan sát từ trên cao xuống thì 2 câu tiếp theo lại miêu tả cảnh sắc vừa hoành tráng lại dữ dội. Nó như muốn lột cả cảnh rừng núi Vu Sơn Vu Giáp vừa tráng lệ nhưng cũng bí hiểm âm u. Bốn câu thơ, nhưng ở mỗi câu là một nét chấm phá, là sự nhìn nhận toàn cảnh chứ không tập trung vào một điểm cụ thể nào.


Cảnh sắc trời mây non nước, rừng núi hiện ra vừa cụ thể lại vừa đặc trưng cho mùa thu. Nhưng chính hình ảnh này, lại khiến tác giả nhớ tới quê hương tới nao lòng. Ở bốn câu thơ sau, Đỗ Phủ bày tỏ lòng mình trước cảnh mùa thu nơi đất khách. Với nghệ thuật đối được sử dụng ở câu năm câu sáu, lại khiến tâm trạng của tác giả dâng lên:


"Tùng cúc lưỡng khai tha nhật lệ,

Cô chu nhất hệ cố viên tâm.

(Khóm cúc tuồn thêm dòng lệ củ,

Con thuyền buộc chặt mối tình nhà).

Hàn y xứ xứ thôi đao xích,

Bạch Đệ thành cao cấp mộ châm.

(Lạnh lùng giục kẻ tay dao thước,

Thành Bạch, chày vang bóng ác tà).


Bốn câu cuối tập trung vào miêu tả cảm xúc cũng là những vần thơ chứa đựng nhiều tình cảm, đó là lòng mong ngóng quê nhà, nỗi khát khao được trở về quê hương, tình yêu và sự buồn bã khi phải sống tha phương. Hình ảnh hoa cúc là hình ảnh đặc trưng cho mùa thu, cũng là hình ảnh mà tác giả phải rơi lệ khi nhìn thấy, nhớ tới mùa thu ở quê hương mình. Những hình ảnh được sử dụng như con thuyền (cô chu) là một con thuyền đơn độc, nhưng là con thuyền hy vọng mang tác giả về quê hương của mình.


Ở cuối bỗng đột ngột âm thanh dồn dập của tiếng chày đập vải trên bến sông, trong hoàng hôn. Âm thanh duy nhất ấy đã đến cho bức tranh sinh hoạt nơi biên ải xa xôi một thoáng vui nhưng nó chẳng thể đủ để xua đi những áng mây buồn đang bủa vây tâm hồn thi sĩ, với những nét chấm phá mạnh mẽ trong tác phẩm cùng với lấy trọng tâm chính là tả cảnh và bộc lộ cảm xúc, những vần thơ trở nên có hồn và làm rung lên sợi dây tình cảm của độc giả.


Qua bài thơ "Cảm hứng màu thu", ta thấy được một tâm hồn thi sĩ vừa nhạy cảm lại rung động mãnh liệt với cảnh sắc. Trái tim Đỗ Phủ đã dành trọn cho quê hương, cũng qua bài thơ, cái tư tưởng "yêu nước thương đời" lại càng thể hiện rõ.


Những vần thơ của ông có sức lay động mãnh liệt, đặc biệt những vần thơ như bật lên khỏi trang giấy, mở ra một khung cảnh rất rõ.. "cảm xúc mùa thu" đã đòng góp một phần không nhỏ trong việc khẳng định tài năng của ông, cũng như là một bài thơ tiêu biểu về mùa thu của thi ca Trung Quốc.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |