Bài văn phân tích tác phẩm "Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh" số 10
Lý Bạch là một nhà thơ nổi tiếng thời Đường của Trung Quốc, ông là một con người có tâm hồn phóng khoáng và yêu thiên nhiên, trong thơ ca của ông chủ yếu mang chủ đề về thiên nhiên. Đặc biệt đối với ông, hình ảnh quê hương với những đêm trăng sáng thanh tĩnh mang đầy nỗi nhớ thương tha thiết. Tình cảm đó được ông diễn tả qua bài thơ “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh”.
Bài thơ là một bức tranh thiên nhiên thanh tĩnh vào ban đêm, dưới ánh trăng sáng vằng vặc, trong đêm trăng sáng đó, nhân vật trữ tình đã nảy sinh những tình cảm suy tư. Có thể thấy, bài thơ bao gồm hai nội dung chính, đó là miêu tả đêm thanh tĩnh và suy tư của tác giả trong đêm thanh tĩnh đó. Chỉ bằng hai câu thơ ngũ ngôn tứ tuyệt ngắn gọn và hàm súc, cảnh đêm thanh tĩnh được miêu tả rất rõ nét. Bầu trời đêm trong xanh, mát mẻ và cảnh vật yên tĩnh, êm ả, thơ mộng và trữ tình.
“Đầu tường trăng sáng soi,
Ngỡ là sương trên mặt đất”
Bình giảng bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh của tác giảLí BạchCuộc sống thanh bình, yên ả đến nỗi đêm ngủ không cần đóng cửa cài then, gió với trăng cứ thế thỏa sức đến chơ. Nhìn ra sân dưới ánh trăng sáng vằng vặc, nhà thơ ngỡ ngàng tưởng rằng “mặt đất phủ sương”. Chính nhờ tâm hồn giàu sức liên tưởng và thi vị hóa của Lý Bạch nên mới có được cái nhìn tuyệt vời và thơ mộng đến thế. Vầng trăng chính là mọt nguồn cảm hứng thơ ca bất tận của Lý Bạch, hơn nữa trăng trong bài thơ này còn là biểu tượng của một mảnh hồn cô đơn, luôn mong mỏi tìm được một tâm hồn tri kỉ. Sau khi miêu tả ngoại cảnh đêm trăng thanh tĩnh, nhà thơ đi vào miêu tả nội tâm chính mình. Hai câu thơ cuối chính là tâm trạng của tác giả, tuy là hai câu với ngôn từ và ý tứ khác nhau nhưng đều mang nội dung bộc lộ tâm trạng:
“Ngẩng đầu nhìn trăng sáng
Cúi đầu nhớ cố hương”
Hai câu thơ đã nói lên tình yêu quê hương đậm đà, như máu thịt và hơi thở của tác giả, tính cách thâm trầm, kín đáo của tác giả cũng được bộc lộ rất cảm xúc và đầy suy tư. Hai câu thơ đối nhau từng từ từng ý: ngẩng – cúi, nhìn – nhớ, trăng sáng – cố hương, cho thấy khi tác giả ngẩng đầu nhìn trăng thì vui vẻ, thoải mái, còn khi cúi đầu lại buồn rầu nhớ về quê hương. Có thể thấy, câu thơ cuối chính là “câu thơ thần”, là câu thơ đỉnh cao trong cảm xúc của tác giả. Cả bài thơ là vần bằng, làm cho nhịp thơ êm ả, nhẹ nhàng, dàn trải như chính vầng trăng sáng và như nỗi nhớ mênh mang của tác giả. Chỉ với bốn câu thơ ngắn gọn, đơn giản nhưng lại chứa chan tình cảm, tâm tình của nhà thơ, đó là tình yêu thiên nhiên thơ mộng, tình yêu quê hương tha thiết của Lý Bạch.
Bài thơ “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” đã cho người đọc cảm nhận được độ sâu thẳm trong cảm xúc, sự thầm kín và bình dị nhưng đầy thi vị của cảnh vật trong bài thơ. Hơn thế, người đọc cũng không khỏi ngỡ ngàng và thán phục trước tài quan sát tinh tế và trí tưởng tượng tuyệt vời của Lý Bạch.