Bài văn phân tích tác phẩm "Bắt sấu rừng U Minh Hạ" số 1

Sơn Nam là một nhà văn có lối kể chuyện mộc mạc, giản dị mà sang rõ mang nét riêng độc đáo của cảnh vật, tính cách con người được vẽ phác bằng đôi nét đơn sơ mà thấm đượm màu sắc Nam Bộ. Tiêu biểu cho phong cách ấy là tác phẩm "Bắt sấu rừng U Minh Hạ", nhà văn đã dẫn dắt người đọc đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác qua cuộc truy bắt cá sấu của ông Năm Hên.


Câu chuyện xoay quanh nhân vật Năm Hên - một ông già làm nghề bắt cá sấu. Năm Hên mang đậm nét tính cách của người dân Nam Bộ trong buổi đầu đi tìm đất mới để sinh cơ lập nghiệp. Trước hết, ông là một người thật thà, đôn hậu, giản dị, khiêm tốn. Tuy cung cách xuất hiện của ông rất lạ: "Trong xuồng, vỏn vẹn có một lọn nhang trần và một hũ rượu.


Từ sớm đến chiều, ông bơi xuồng tới lui theo con rạch mà hát". Lại nữa, bài hát ông nghe sao "ảo não rùng rợn" như thể đang dụ dỗ một linh hồn oan khuất nào đó. Nhưng khi thấy bà con có vẻ nghi ngờ, thiếu tin tưởng về cách bắt sấu bằng tay không của mình, ông Năm Hên đã thật thà bộc bạch: "Tôi đây không tài giỏi chi hết, chẳng qua là biết mưu mẹo chút ít, theo như người khác thì họ nói là bùa phép để kiếm tiền..."


Ông là một người trọng nghĩa khinh tài. Là một con người thật thà, đôn hậu, ông Năm Hên hành động vì nghĩa, không mang lợi lộc gì cho mình. Ông tâm sự: "Nghề bắt sấu có thể làm giàu được, ngặt tôi không màng thứ phú quý đó". Người đọc hiểu ra, khi mới đến đây xưng tên tuổi, quê quán, nghề nghiệp, ông đã cải chính cách gọi về nghề nghiệp của mình là "bắt sấu" chứ không phải "câu sấu" là thể hiện sự ẩn giấu một niềm tự hào thầm kín về công việc của mình, một công việc hoàn toàn vì nghĩa. Ông thấy việc cần là làm, thấy người hoạn nạn là không ngại hiểm nguy ra tay giúp đỡ, chẳng chút tính toán thiệt hơn: "không màng thứ phú quý đó".


Ông còn là một người tài trí hơn người. Cảnh bắt sấu của ông được Tư Hoạch kể lại quả thật tài tình: "lửa châm vô sậy đế, cóc kèn xung quanh, bắt cháy xuống đám sậy đế trong ao. Chập sau, bị khói cay vào mắt, ngộp thở, phần thì nước sôi nóng, sấu bò lên rừng theo con đường đào sẵn hồi nãy… Ổng đút vô miệng sâu một khúc mốp. Sấu táp lại, dính chặt hai hàm răng: như mình ngậm một khúc mạch nha quá lớn, muốn há miệng cho rộng để nhả ra cũng không được…


Ông Năm xách cây mác, nhắm ngay sau lưng sấu, mà sắn nhè nhẹ để cắt gân đuôi. Đuôi sấu bị liệt. Thế là mình yên trí, lấy dâu cóc kèn trói thúc ké hai chân sau của nó lại, chừa hai chân trước để nó bơi tiếp với mình..." Nghe chuyện này có người đã nhận xét: "Thực là bậc thánh nhân của xứ này rồi! Mưu kế như vật quả thực cao cường".


Cũng qua lời tuồng thuật của Tư Hoạch, ai cũng thấy rõ ông Năm Hên là người rất dũng cảm. Phải dũng cảm mới giữ vững được thái độ bình tĩnh trước loài cá sấu dữ mà chẳng chút nao lòng "sợ sấu há miệng hung hăng đòi táp". Chính nhờ lòng dũng cảm, bình tĩnh, nên ông đã đánh bại được đàn cá sấu ăn thịt người. Bốn mươi năm con cá sấu bị ông thòng cổ cho người xuôi chở về. Loài thủy quái ấy ngoan ngoãn phục tùng cứ như là đã được thuần dưỡng rồi vậy. Với lòng dũng cảm, ông thực sự đã trở thành anh hùng cửa vùng đất hoang dại này.


Ông còn là một người mang tâm sự u uất. Hãy nghe ông bày tỏ gia cảnh: "Cha mẹ tôi sanh ra chỉ có hai anh em tụi tôi… Ảnh bị cá sấu ở Ngã ba Đình bắt mất". Đây là một tổn thất lớn lao đối với ông. Bởi vậy ông thề quyết trả thù cho anh mình. Mười hai năm trôi qua, mối thù ấy vẫn chưa giờ phút nào nguôi trong lòng ông. Cảnh cá sấu xuất hiện ở rừng nhiều như trái mù u chín rụng lúc này đã gợi lên trong lòng ông một nỗi đau nhức nhối tâm can, một nỗi cực lòng như chính ông đã chân thành bộc bạch với dân làng. Tâm sự đó ông gửi vào lời hát:


"Hồn ở đâu đây?

……

Lập đàn giải oan…."


Bài hát của ông Năm Hên đã tạo không khí bí hiểm và có phần rùng rợn cho câu chuyện. Nhà văn miêu tả giọng hát của ông ảo não, rùng rợn: "Tiếng như khóc lóc, nài nỉ. Tiếng như phẫn nộ, bi ai". Nội dung bài hát buồn thảm không chỉ là nỗi tiếc thương của ông đối với người anh xấu số của mình mà đó còn là tiếng chiêu hồn tưởng nhớ đến, gọi về biết bao mảnh hồn người xa xứ vì "thắt ngặt manh áo chén cơm" Giữa Cảnh "U Minh hạ đỏ ngòm, rừng tràm xanh biếc" đã phải thiệt mạng cho "hùm tha, sấu bắt…"


Hình ảnh thảm thương đầy bí ẩn của ông ở cuối truyện, sau khi bắt được đàn sấu: "áo rách vai, tóc rối mù, mắt đỏ ngầu, bó nhang cháy đỏ quơ qua quơ lại trên tay", cứ tưởng như ông đang nhập đồng phải chăng ông thay mặt cho dân làng ở đây hát lên bài kinh "cầu siêu", tựa như lời gọi hồn giải oan cho những linh hồn bị "hùm tha sấu bắt", cho biết bao oan hồn uổng tử đã vất vưởng lang thang nơi "đầu bãi, cuối gành" trong cuộc đấu tranh vì sự sinh tồn bao đời nay cho cư dân ở đây.


Qua truyện "Bắt sấu rừng U Minh Hạ", chúng ta có dịp hiểu thêm về thiên nhiên vùng đất Nam Bộ - nơi vốn được coi là rừng vàng bể bạc với những cánh đồng lúa mênh mang thẳng cánh cò bay, là tài sản vô giá của đất nước Việt Nam… Chúng ta cũng hiểu thêm về cuộc sống tài trí, tính cách của người dân ở đây và công lao của họ đối với việc mở mang bờ cõi đất nước.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |