Bài văn phân tích tác phẩm "Bài ca Côn Sơn" số 6

Đoạn trích “Bài ca Côn Sơn” nằm trong bài thơ “Côn Sơn ca” của Nguyễn Trãi đã được dịch thành tám câu thơ lục bát. Chỉ với tám câu thơ nhưng tác giả đã lột tả được hết vẻ đẹp non nước hữu tình của Côn Sơn. Tạo nên một bức tranh sơn thủy hữu tình tuyệt đẹp.


Trong đoạn thơ có nhắc tới địa danh Côn Sơn, đây là tên của một dãy núi nằm ở xã Chi Ngại, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Ông ngoại của Nguyễn Trãi là Trần Nguyên Đán cũng đã nhiều năm ở ẩn tại động Thanh Hư trong dãy núi Côn Sơn này. Thời thơ ấu, Nguyễn Trãi đã cùng sống với mẹ và ông ngoại tại đây, chính vì thế mà mọi cảnh vật nơi Côn Sơn này đã trở nên gần gũi, thân thuộc và hòa hợp một cách tự nhiên trong tâm hồn tác giả. Ông đã cảm nhận rất rõ nét và sắc sảo từng vẻ đẹp của thiên nhiên nơi đây. Đoạn thơ có cấu trúc tứ bình, thể hiện một vẻ đẹp hài hòa của thiên nhiên. Cảnh đẹp đầu tiên được thể hiện trong câu thơ đầu:


“Côn Sơn suối chảy rì rầm

Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai”


PĐây là câu thơ miêu tả tiếng nước chảy trong suối, âm thanh ấy róc rách và rì rầm khiến cho nhà thơ cảm thấy thích thú, khơi dậy lên trí tưởng tượng và ví von của tác giả, ông cho đó là nhạc của tiếng đàn, cụ thể là tiếng của “đàn cầm”. Lấy âm thanh của đàn cầm để so sánh với tiếng suối, ẩn dụ “đàn cầm” biểu lộ một niềm vui, sự giao cảm với dòng suối, coi suối mà mảnh hồn của “ta”. Cách cảm nhận tiếng suối của tác giả cũng thể hiện rõ Côn Sơn có một không gian tĩnh lặng và trầm mịch, mọi thứ hoang sơ và thuần khiết, nghe rõ từng tiếng suối chảy. Tiếng suối đã trở thành thứ âm thanh mua vui cho những tháng ngày tác giả ở ẩn nơi đây. Ở hai câu thơ tiếp theo là miêu tả vẻ đẹp của đá núi ở Côn Sơn:


“Côn Sơn có đá rêu phơi

Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm”


Đá trong núi Côn Sơn được mua xối làm cho phẳng lì và rêu mọc lên xanh biếc, những cây rêu đó làm cho những phiến đã trở nên mềm mại và êm hơn, khiến nhà thơ ví đá thành “chiếu êm”. Cách ví đó cho thấy những phiến đã ở nơi Côn Sơn đã trở thành chiếu thảm, nơi nghỉ ngơi để ngắm cảnh suối rừng. Hình ảnh “đá rêu phơi” tạo nên một sức sống mãnh liệt của cảnh vật nơi đây, trên những phiến đá lại mọc lên những rêu xanh mướt giống như những tiên cảnh Ví với “chiếu êm” còn cho thấy sự bình yên của khung cảnh nơi đây, người thi sĩ có thể ngồi xuống và thả mình vào không khí trong lành, thanh mát của núi rừng Côn Sơn. Cảnh đẹp thứ ba trong bức tranh thiên nhiên Côn Sơn là hình ảnh cây thông:


“Trong ghềnh thông mọc như nêm

Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm”


Hình ảnh cây thông tạo nên sự cao lớn và rộng rãi của không gian, những cây thông bát ngát như những chiếc lọng xanh phủ bóng, bóng của cây thông và màu xanh mát ấy chở che cho ta nghỉ ngơi. Cuối cùng là vẻ đẹp của rừng trúc:


“Trong rừng có trúc bóng râm

Trong màu xanh ngát ta ngâm thơ nhàn”


Lại một màu xanh nữa, màu xanh của trúc đã góp phần tạo nên một màu xanh trùng điệp nơi khung cảnh Côn Sơn, một màu xanh mát rượi là những bóng mát nghỉ chân, tha hồ ngâm nga. Những cây trúc còn thể hiện cho sự trường tồn và sức sống mạnh mẽ của rừng núi Côn Sơn.


Như vậy, đoạn “Bài ca Côn Sơn” đã cho người đọc cảm nhận được vẻ đẹp của núi rừng Côn Sơn, bằng bút pháp miêu tả vô cùng tinh tế và sống động của Nguyễn Trãi, Côn Sơn hiện lên như một thắng cảnh, một bức tranh tứ bình về thiên nhiên.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |