Bài văn phân tích nhân vật vợ Tràng trong "Vợ nhặt" số 9

Người vợ nhặt trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Kim Lân dù không phải nhân vật trung tâm nhưng lại giữ một vị trí cực kì quan trọng trong toàn bộ tác phẩm. Có thể nói với nhân vật này, thì giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm mới được hoàn chỉnh hơn.


Nếu như nhân vật Tràng vẫn còn có một mẹ già, một xóm ngụ cư, một công việc để kiểm sống qua ngày, chờ đến ngày xua tan được cái đói, cái khổ. Thì người vợ nhặt toàn bộ “trắng tay”. Cô tha phương cầu thực, trên người giá trị nhất chỉ còn có bộ quần áo. Hình dáng người đàn bà hiện lên cũng hết sức thảm thương: “cái ngực lép nhô lên” “áo quần tả tơi như tổ đỉa” “thị gầy sọp” “trên khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt” hai con mắt thiếu sức sống “trũng hoáy” lại. Trong không khí u ám, nặng nề, “không khí vẩn lên mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người” “người chết như ngả rạ” “người sống xanh xám như những bóng ma”. Và dường như cánh cửa thần chết cũng đang dần mở ra với thị.


Không chỉ bị biến đổi về ngoại hình, mà nhân cách, tính nết của thị cũng có những thay đổi đáng lo ngại theo chiều hướng tiêu cực. Vốn là một người phụ nữ, ai có thể ngờ rằng người con gái đó vì miếng ăn dám đánh đổi cả danh dự của bản thân. Lần đầu tiên, nghe thấy câu dao của Tràng thị lấp tực chạy tới, hip mắt cười tình. Nhưng sợ trơ trẽn còn được đẩy lên một nấc nữa khi lần sau gặp laij, thị “sung xỉa” chạy thẳng đến chỗ Tràng mà mắng.


Rồi đến khi được Tràng thiết đãi bánh đúng, bao nhiêu sự dịu dàng, e thẹn đã biến đi đâu mất cả, thi cắm đầu vào ắn bốn bát bánh đúc, không hề ngẩng đầu, không hề trò chuyện. Toàn bộ cái nữ tính, nhân cách của thị đã bị phá hủy vì miếng ăn. Và còn lạ lùng hơn nữa, khi Tràng chỉ trêu đùa “có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về” nào ngờ thị theo về thật. Cuộc hôn nhân cả một đời người, vậy mà thị quyết định thật chóng vánh. Cái đói có thể hủy hoại nhân cách, hủy hoại thiên tính nữ của một con người khủng khiếp đến vậy sao?


Chỉ vì cái đói mà thi sẵn sàng đem trao thân gửi phận cho một người mà mình chỉ mới gặp gỡ hai lần. Thậm chí trò chuyện cũng chỉ mới tính trên đầu ngón tay. Lòng ham sống đã khiến thị đi đến quyết định liều lĩnh, khi có một cơ hội sống, thị cố gắng bám víu vào nó bằng bất kể giá nào, gạt bỏ mọi nghi lễ, gạt bỏ cái e dè của người con gái. Hành động ấy cũng cho thấy một tinh thần khỏe mạnh, long yêu cuộc sống và ham sông của người phụ nữ nông dân này. Đồng thời cũng là lời lên án gay gắt nhất về sự độc ác của bọn đế quốc, phát xít đã đầy con người đến bước đường cùng.


Dù viết về người phụ nữ đánh mất những nét đẹp của bản thân, nhưng Kim Lân không hề khinh thường, dè bỉu mà là một tấm lòng cảm thông, trân trọng. Sau sự trơ trẽn ấy ta vẫn thấy một người phụ nữ dịu dàng, e ấp, đảm đang. Trên đường trở về, cắp cái thúng con, thị khép nép bên cạnh Tràng, ngại ngùng hi bị những đứa trẻ trêu. Và đặc biệt trong giờ phút người con dâu mới gặp mẹ chồng nàng vô cùng lo lắng, sợ hãi.


Sự thay đổi đó, cũng khiến một chàng trai ngờ nghệch như Tràng có thể nhận ra: “Tràng nom thị hôm nay khác lắm, rõ ràng là người người đàn bà hiền hậu đúng mực không còn gì vẻ chao chát, chỏng lỏn như mấy lần Tràng gặp ngoài phố”. Đồng thời, thị cũng hết sức chăm chỉ, tháo vát. Dưới đôi bàn tay của người phụ nữ đảm đang nhà cửa được dọn dẹp sạch sẽ, ngôi nhà lại có thêm một sức sống mới.


Và một điều đặc biệt là không phải Tràng hay người mẹ mà chính là cô vợ nhặt là người đầu tiên nói về lá cờ Việt Minh, về kho thóc Nhật. Đằng sau người phụ nữ tưởng như bị phá hủy hoàn toàn về nân tính ấy, lại là một con người có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ đến như vậy. Và cũng không phải ngẫu nhiên mà Kim Lân lại giao trọng trách nói những vấn đề quan trọng, về tương lai tốt đẹp cho nhân vật vợ nhặt. Bởi không ai khác, đây là nhân vật có sức sống mạnh mẽ nhất trong tác phẩm, cũng là nhân vật có số phận bi thương nhất. Bởi vậy để cho nhân vật là người phát ngôn về tương lai, về hi vọng cũng là cách thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc của Kim Lân.


Nhân vật vợ nhặt được đặt vào một tình huống truyện đặc biệt, trong tận cùng cái đói và cái chết, nhân vật bộc lộ những tính cách, những ước mơ khao khát sống mãnh liệt của mình. Không chỉ vậy, nhân vật còn mang tính chất kết nối, tạo nên sự liền mạch giữa cách sự kiện trong tác phẩm. Với nhân vật người vợ nhặt, không chỉ là sáng tạo thành công của Kim Lân mà nó còn cho thấy giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc nhất của ông.

Bài văn phân tích nhân vật vợ Tràng trong
Bài văn phân tích nhân vật vợ Tràng trong "Vợ nhặt" số 9
Bài văn phân tích nhân vật vợ Tràng trong
Bài văn phân tích nhân vật vợ Tràng trong "Vợ nhặt" số 9

xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |