Bài văn phân tích nhân vật Phùng số 10
Nguyễn Minh Châu được coi là một trong những cây bút viết truyện ngắn hàng đầu của Việt Nam thời kỳ đổi mới. Trong số những tác phẩm của ông có truyện ngắn “Chiếc thuyền ngòai xa” in đậm phong cách tự sự – triết lý của ông. Với ngôn ngữ giản dị, đời thường truyện kể lại chuyến đi thực tế của nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng với những chiêm nghiệm sâu sắc về thực tế nghệ thuật và cuộc sống của anh. Nhân vật Phùng trong tác phẩm điển hình cho kiểu xây dựng nhân vật độc đáo của nhà văn Nguyễn Minh Châu, đó là kiểu nhân vật nhận thức với những cuộc đấu tranh tâm lý rất phức tạp.
Cũng như trong những sáng tác của Nam Cao có nhân vật Thứ trong “Giăng sáng”, Hộ trong “Đôi mắt” hay Độ trong “Đời thừa” là những nhân vật thể hiện những phát ngôn về nghệ thuật của nhà văn Nam Cao. Thì nhân vật Phùng trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” cũng được nhà văn Nguyễn Minh Châu xây dựng là nhân vật thể hiện phát ngôn của mình. Tác giả giới thiệu nhân vật Phùng là một người nghệ sĩ say mê cái đẹp và có trách nhiệm với chính nghề nghiệp của mình. Trước khi là một người nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng từng là một người lính đấu tranh với quân thù ngoài chiến trường ác liệt, vào sinh ra tử trên mặt trận để bảo vệ chính nghĩa cũng như bảo vệ chính cuộc sống của mình.
Sau khi hòa bình lập lại anh là một người nghệ sĩ, một nhiếp ảnh gia với tâm hồn say mê cái đẹp và tinh thần trách nhiệm cao với nghề nghiệp của mình. Trong tác phẩm Phùng được anh trưởng phòng kỹ lưỡng chọn ra giao cho một nhiệm vụ quan trọng là hoàn thành bộ ảnh cho cuốn lịch năm ấy. Anh đã có trong tay 11 tấm hình tuyệt đẹp về cảnh sắc thiên nhiên nên khi được giao nhiệm vụ anh quyết định về vùng biển miền trung để chụp tấm thứ 12 còn lại cho bộ lịch hoàn chỉnh. Đây chính tỏ Phùng không phải là một người giản đơn hay qua loa với công việc của mình. Tác cũng muốn nói lên phẩm chất đáng quý của người dân lao động.
Phùng là người nghệ sĩ tài năng biết thưởng thức và say mê cái đẹp, khi anh phát hiện được bức tranh thiên nhiên giàu tính nghệ thuật: “Trước mặt Phùng là khung cảnh thiên nhiên như một bức tranh mực tàu của danh họa thời cổ”, “mũi thuyền in một nét mơ hồ”, “vài bóng người lớn và trẻ em ngồi im phăng phắc trên mũi thuyền khum khum như hướng vào bờ”. Đây như một cảnh đắt trời cho, Nguyễn Minh Châu như sử dụng bút lực thật mạnh mẽ, tác giả như có độ am hiểu sâu về nghệ thuật hội họa, nhạy cảm trước vẻ đẹp của nghệ thuật khi miêu tả được vẻ đẹp tuyệt đỉnh “toàn bích” của một cảnh đẹp thông qua một câu văn như thế này.
Câu văn tiếp theo là những hình ảnh cụ thể: “mũi thuyền troi trong bầu sương mù”, “vài bóng người lớn và trẻ con”, có hình ảnh mắt lưới và những tấm lưới. Đây là những hình ảnh cụ thể tuy nhiên độc đáo ở chỗ nhà văn miêu tả cảnh vô cùng huyền ảo bởi có màu của sương huyền ảo lại thêm những ánh nắng ban mai chiếu vào, cảnh tĩnh bởi con thuyền đang im phăng phắc như cũng động bởi con thuyền đang từ từ tiến thẳng vào bờ. Phùng phải là một người nghệ sĩ tài năng mới có sự cảm nhận trong cái đẹp và chớp được một bức ảnh “toàn bích” như thế.
Phùng là người nghệ sĩ rung động và thực sự rung động trước cái đẹp, anh liên tưởng đến một câu nới đó chính là: “Cái đẹp là đạo đức”, “tưởng chính mình đang vừa khám phá ra cái trân lý của sự hoàn thiện, khám phá ra khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn”. Phùng là một người nghệ sĩ chân thực bởi lẽ anh hạnh phúc khi được sáng tạo, khi được lao động, khi cảm nhận được cái đẹp lãng mạn và hài hòa giữa thiên nhiên và cuộc đời anh như được thanh lọc, tinh khôi. Phùng còn là một người nhân hậu khi tận mắt chứng kiến một cảnh tượng lạ lung đó là trên chiếc thuyền đẹp nhu mộng kia bỗng bước xuống một người đàn bà vô cùng xấu xí và một người đàn ông thô bạo. Người đàn ông kia kéo người đàn bà đánh đập không thương tiếc.
Ban đầu Phùng rất ngạc nhiên nhưng khi nhận ra tình huống ấy anh vứt chiếc máy ảnh ra một bên và nhảy vào định cứu giúp cho người đàn bà xấu số nhưng thằng con trai của chị đã nhanh hơn. Phùng chỉ biết đứng ngoài chứng kiến cảnh tượng ấy. Phùng chợt nhận ra một điều rằng đằng sau cái vẻ đẹp dường như toàn bích kia lại tồn tạ một cái ác, cái xấu xa đến vô đạo đức, những đau khổ, bất công vẫn luôn tồn tại thường trực trong chính cuộc sống mà Phùng nghĩ là tươi đẹp, màu sắc kia khi nó bị che phủ bởi những cái đẹp ấy. Qua đây nhà văn thể hiện thông điệp của mình muốn gửi gắm đến người đọc đó chính là: đừng bao giờ nhầm lẫn giữa hình tượng bên ngoài và vật chất bên trong và đừng vội đánh giá con người ở vẻ bề ngoài xấu xí của họ.
Qua việc xây dựng thành công nhân vật Phùng tác giả Nguyễn Minh Châu muốn mang đến cho người đọc một thông điệp về giá trị của lòng nhân đạo trong cuộc sống: Cần phải biết sống và sáng tạo vì con người, nghệ thuật chân chính là thứ nghệ thuật phải xuất phát từ con người, cuộc đời của chính họ và nó phải quay trở lại để phục vụ cho đời sống, cứu rỗi nhân sinh đây mới chính là vẻ đẹp chân chính và nghệ thuật chân chính của người nghệ sĩ.