Bài văn phân tích nhân vật Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên số 8

Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc. Lão không chỉ đại diện cho số phận cùng cực, bất hạnh của người nông dân trong xã hội cũ mà lão còn là đại diện cho những phẩn chất cao quý, tiềm tàng trong họ.


Trước hết lão hạc là người có số phận bất hạnh. Lão góa vợ, sống một mình nuôi con, vì gia cảnh nghèo khó, số tiền thách cưới lại quá cao nên lão không thể lấy vợ cho con, bởi vậy trong lòng lão lúc nào cũng mang tâm trạng dằn vặt, đau đớn. Cũng bởi việc này mà con trai lão bỏ đi đồn điền cao su, bặt vô âm tín.


Về già những tưởng có người chăm sóc thì lão lại phải sống trong cảnh cô đơn. Lão không được sống cuộc đời an nhàn, thảnh thơi, dù già nhưng lão vẫn đi làm thuê, để tích cóp cho con. Nhưng số phận trêu đùa, một trận ốm nặng lấy hết tiền lão đã dành dụm, trận bão cướp hết hoa màu.


Càng trớ trêu hơn khi cậu Vàng – kỉ vật con trai lão để lại, lão yêu nó hơn cả bản thân nhưng nay lão lại phải bán nó đi. Lão rơi vào bi kịch: bán hay không bán cậu Vàng. Nhưng thực tế khốn khó, dù vô cùng đau đớn lão cũng đành phải bán cậu Vàng. Sau khi bán cậu Vàng, lão rơi vào khủng hoảng tâm lí trầm trọng: “Lão cố làm ra vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước”, “mặt lão đột nhiên co dúm lại.


Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc…”. Lão ân hận, day dứt khi đã bán cậu Vàng. Lão tự kết tội mình là đã đánh lừa một con chó. Trong cuộc đời đầy những vất vả, đổi trắng thay đen, người ta lừa lọc nhau để sống nhưng lão Hạc lại ăn năn vì đã bán một con chó. Điều này cho thấy sự ngay thẳng và nhân cách cao đẹp trong con người lão Hạc.


Dù đã bán cậu Vàng những cuộc sống vẫn lão ngày một nghèo khó, lão vớ được thứ gì ăn thứ đó và cuối cùng lão đã tìm đến cái chết như một cách tạ tội với cậu Vàng và giải thoát chính mình. Tuy nhiên, cách giải thoát của lão hết sức bi thảm: tự tử bằng việc ăn bả chó. Việc một con người giàu lòng yêu thương, trung thực phải tìm đến cái chết đau đớn vật vã như vậy tự bản thân nó đã bao hàm ý nghĩa lên án, tố cáo xã hội phi nhân tính.


Không chỉ vậy, lão còn là một người cha hết mực thương con và có trách nhiệm. Khi con bỏ đi đồn điền cao su, lão luôn cảm thấy đau đớn, xót xa vì đã không làm tròn vai trò của một người cha. Bao nhiêu tình yêu thương con lão dồn hết vào việc chăm sóc cậu vàng: lão âu yếm trò chuyện với nó, cho nó ăn cơm trong bát như nhà giàu,…


Lão không ngừng lao động, chắt chiu, tằn tiện để dành dụm cho con. Lão quyết tâm tìm mọi cách để giữ lại mảnh vườn cho con. Những ngày đau ốm, cùng trận bão đã cướp sạch đi tiền của và hoa màu của lão, những ngày sau đó lão sống lay lắt, tằn tiện cuối cùng lão quyết định tìm đến cái chết.


Trước khi chết lão sang nhà ông giáo gửi gắm lại mảnh vườn, để sau này đứa con trở về vẫn có nơi làm ăn sinh sống. Lão chu toàn trong tất cả mọi việc, không chỉ suy nghĩ trong hiện tại, mà còn bảo vệ tài sản cho con cả ở tương lai. Ông quả là có tình yêu thương con sâu sắc, tha thiết.


Lão Hạc còn là người có lòng tự trọng sâu sắc. Lão luôn sống bằng sức lao động của mình. Dù ông giáo có thiện ý giúp đỡ nhưng lão vẫn từ chối: “Luôn mấy hôm, tôi thấy lão Hạc chỉ ăn khoai. Rồi thì khoai cũng hết. Bắt đầu từ đấy, lão chế tạo được món gì, ăn món ấy. Hôm thì lão ăn củ chuối, hôm thì ăn sung luộc, hôm thì ăn rau má, với thỉnh thoảng ăn một vài củ ráy hay bữa ốc”.


Nhân cách trong sáng của lão còn thể hiện trong dòng nước mắt, trong lời nói đầy ân hận khi lão đã chót lừa cậu vàng, và lão đã lấy cái chết đau đớn, vật vã như một con chó để tạ lỗi với cậu Vàng. Trước khi chết lão chuẩn bị hết sức chu đáo, lão gửi lại tiền ma chay cho ông giáo để sau này khi chết đi không làm phiền đến hàng xóm. Lão quả thật là một con người có nhân cách cao đẹp đáng trân trọng.


Để miêu tả toàn bộ cuộc đời nhân vật, tác giả đã lựa chọn hình thức trần thuật hết sức phù hợp. Lấy người kể chuyện là ông giáo sẽ đem đến nhiều hiệu quả: là người gần gũi chứng kiến toàn bộ cảnh đời lão Hạc nên câu chuyện được thuật lại tự nhiên, chân thật, khách quan.


Việc trần thuật từ ngôi thứ nhất khiến cho mạch kể linh hoạt, kết hợp giữa kể, tả và bình luận. Nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc: tính cách, phẩm chất của nhân vật được thể hiện qua ngôn ngữ, hành động và sự đánh giá của các nhân vật khác. Ngôn ngữ nhân vật mang tính cá thể hóa cao độ.


Nhân vật lão Hạc đại diện cho người nông dân Việt Nam mang trong mình những phẩm chất tốt đẹp: tình yêu thương và lòng tự trọng, nhân cách cao đẹp. Qua nhân vật này tác giả vừa bộc lộ thái độ yêu thương, trân trọng đồng thời thể hiện sự cảm thông sâu sắc cho số phận bất hạnh của những người nông dân trước cách mạng.

Ảnh minh họa (nguồn internet)
Ảnh minh họa (nguồn internet)
Ảnh minh họa (nguồn internet)
Ảnh minh họa (nguồn internet)

xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |