Bài văn phân tích nhân vật Hạ Du trong trong "Thuốc" của Lỗ Tấn số 7

Lỗ Tấn là một trong những nhà văn xuất sắc nhất của văn học Trung Quốc. Ông chủ trương lấy tác phẩm của mình để chữa trị căn bệnh tinh thần cho người dân Trung Hoa lúc bấy giờ. Thuốc là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của ông, được sáng tác năm 1919 khi cuộc vận động Ngũ Tứ bùng nổ. Trong truyện ngắn này, bên cạnh hình ảnh chiếc bánh bao tẩm máu đầy ám ảnh, ta còn ấn tượng sâu sắc với nhân vật Hạ Du, người cách mạng nhưng lại chịu cái án xử tử đầy bi thảm.


Ở tác phẩm trước hết là sự xuất hiện của nhân vật đám đông, họ xuất hiện lần đầu tiên vào buổi sáng sớm, ở pháp trường, khung cảnh diễn ra vô cùng náo loạn. Trong họ mang niềm phấn khích tột cùng, háo hức đến xem cảnh hành hình người chiến sĩ cách mạng Hạ Du. Lần thứ hai đám đông được tác giả khắc họa khi trời đã sáng hẳn, lúc này không gian có sự thay đổi, từ pháp trường dịch chuyển về quán trà của lão Hoa, họ bàn tán, bình luận về người tử tù, về cái chết của tử tù, về những việc Hạ Du đã làm.


Nhân vật Hạ Du không được trực tiếp xuất hiện trong đoạn trích này mà chỉ được xuất hiện trong những lời bàn tán của những người khách bên quán trà của nhà ông Hoa. Nhân vật này có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành ý nghĩa tư tưởng của đoạn trích, bởi nó là mắt xích chi phối toàn bộ sự việc trong tác phẩm. Nhân vật Hạ Du là nhân vật biểu hiện cho lí tưởng cách mạng, là người chiến sĩ giác ngộ cách mạng rất sớm khi nhận ra dân tộc mình đang sống trong bóng tối của sự u mê. Thậm chí có người còn nói anh là điên, là khùng, dở hơi đi làm những chuyện đó.


Hạ Du dành cả cuộc đời, tuổi xuân của mình để hoạt động cách mạng, thậm chí khi bị giam giữ trong trại giam đợi ngày tử hình thì Hạ Du vẫn hiên ngang tuyên truyền lí tưởng cách mạng. Tuy nhiên, mọi nỗ lực của anh lại không được đền đáp, đấu tranh, dâng hiến cả sự sống cho sự nghiệp đấu tranh của nước nhà nhưng điều Hạ Du nhận lại chỉ là sự miệt thị, coi thường của quần chúng. Ngay cả mẹ của anh cũng không thể hiểu được những điều anh đang làm và từng có lúc xấu hổ vì có người con là kẻ phản tặc, chú ruột của anh vì cái lợi trước mắt mà bán đứng anh cho chính quyền.


Bộ mặt tàn bạo của xã hội phong kiến Trung Quốc, họ không thấy được cái giá trị, việc làm của Hạ Du. Tác giả phê phán, vạch rõ sự u mê, mù quáng, lạc hậu của quần chúng, những kẻ không có tinh thần dân tộc, tư tưởng mất gốc, lạc hậu về chính trị. Qua dư luận của quần chúng, nhà văn Lỗ Tấn cho ta hiểu nhiều điều gì về các chiễn sĩ cách mạng ở Trung Quốc lúc bấy giờ. Qua biểu hiện của dư luận và sự ghẻ lạnh của quần chúng cho thấy sự thoát li quần chúng của nhân vật Hạ Du. Hoạt động cách mạng của hạ Du quá đơn độc theo chủ nghĩa anh hùng cá nhân. Điều đó thức tỉnh con người rằng nếu các chiến sĩ cách mạng không giác ngộ quần chúng để khi chết không ai hiểu gì về ý nghĩa về việc làm của mình thì mọi lý tưởng cao đẹp cũng trở thành vô nghĩa lí.


Qua hình ảnh nhân vật Hạ Du, tác giả bày tỏ sự kính trọng, cảm phục nhân cách, lòng yêu nước của người chiến sĩ cách mạng Hạ Du, đồng thời bộc lộ lòng thương cảm sâu xa đến những chiến sĩ tiên phong của cách mạng Tân Hợi. Ở cuối truyện, hình ảnh vòng hoa trên mộ Hạ Du chính là niềm lạc quan của tác giả về con người và tương lai của dân tộc. Mẹ Hạ Du thăm mộ vào tiết Thanh minh và phát hiện có vòng hoa trên mộ, bất giác bà giật mình. Rõ ràng có một vòng hoa, rồi bà ngạc nhiên đến sững sờ. Vòng hoa không có nhiều hoa nhưng được đặt rất chỉnh tề, trang trọng. Với hình ảnh vòng hoa trên mộ thể hiện một niềm mơ ước, nguồn an ủi, niềm tin của tác giả vào sự hi sinh của người chiến sĩ cách mạng, không phải mọi người đều hững hờ.


Qua hình tượng nhân vật Hạ Du, truyện ngắn Thuốc là tiếng nói phê phán quyết liệt sự lạc hậu của quần chúng nhân dân và mong ước nhân dân sẽ tiến bộ hơn, có cái nhìn đúng đắn hơn về người chiến sĩ cách mạng.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |