Bài văn phân tích nhân vật Chí Phèo số 8

Nhà văn Nam Cao chính là một trong những nhà văn hiện thực tiêu biểu của nền văn học Việt Nam. Ông chuyên viết về đề tài những người trí thức nghèo hoặc những người nông dân bị bần cùng hóa, lưu manh hóa. Tiêu biểu nhất và tác phẩm khẳng định vị trí của ông trong nền văn học nước nhà chính là truyện ngắn Chí Phèo.


Tác phẩm Chí Phèo là tấn bi kịch của người nông dân nghèo trong xã hội thực dân nửa phong kiến trước cách mạng tháng Tám. Nhân vật chính của truyện ngắn chính là Chí Phèo và viết về bi kịch của cuộc đời Chí. Có hai bi kịch nối tiếp nhau trong cuộc đời của Chí đó chính là bi kịch bị tha hóa từ một chàng thanh niên lương thiện trở thành một con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Bi kịch thứ hai chính là bi kịch khi bị từ chối làm người lương thiện, từ chối quyền làm người, quyền được hạnh phúc.


Trước tiên ta xét ở bi kịch thứ nhất của Chí Phèo. Ở phần đầu khi Chí Phèo vốn là một đứa trẻ có tuổi thơ khốn khổ, bị bỏ rơi ở cái lò gạch cũ từ thời còn quấn tã. Sau đó qua tay nhiều người nuôi cuối cùng thì hắn bơ vơ một mình. Năm Chí hai mươi tuổi thì đi làm canh điền cho nhà Lí Kiến.


Vốn Chí là một anh canh điền khỏe mạnh, hiền lành, nhút nhát nhưng chính Lí Kiến đã đẩy hắn vào tù khi tận mắt chứng kiến cảnh Chí bóp đùi cho bà Ba. Trước khi vào tù ta có thể thấy được Chí là người nông dân lương thiện, có ước mơ như bao người khác đó là có một gia đình nhỏ, mình thì cuốc mướn, cày thuê còn vợ dệt vải.


Tuy nhiên chính vì sự sai khiến của bà Ba cùng với cơn ghen của Lí Kiến khiến ước vọng ấy tan biến, đẩy người nông dân hiền lành ấy vào ngục tù. Chính nhà tù thực dân đã tiếp tay cho tên cường hào và những năm tháng trong tù đã biến một chàng thanh niên vốn hiền lành, khỏe mạnh trở thành một “con quỷ dữ của làng Vũ Đại”.


Chí từ đây đã bị cướp hết cả nhân hình, nhân tính. Cái vẻ bề ngoài của Chí cũng không giữ được hình hài như xưa mà “cái đầu thì trọc lóc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen và rất cơng, hai mắt gườm gườm…. Cái ngực phanh, đầy nét chạm trổ…”. Không chỉ thay đổi về ngoại hình mà tính cách của Chí cũng khác xưa. Không giữ được sự lương thiện của mình nữa mà thay vào đó là một thằng liều mạng, có thể làm mọi việc như một thằng đầu bò chính cống: rạch mặt ăn vạ, đánh nhau, đâm thuê chém mướn, đập phá…


Khi người đọc tưởng rằng Chí sẽ cứ như vậy mãi và kết liễu cuộc sống trong một lần ẩu đả nào đó hoặc trong một cuộc nhậu. Tuy nhiên bằng trái tim giàu lòng nhân đạo thì Nam Cao đã không làm vậy mà khiến Chí gặp một biến cố trong cuộc đời khiến cho sự lầm đường lạc lối như được thức tỉnh. Đó chính là sự kiện Chí Phèo gặp Thị Nở trong một đêm trăng ở vườn chuối.


Vốn Thị Nở là một người đàn bà quá lứa, lỡ thì và lại còn xấu xí. Thế nhưng khi Chí Phèo ốm một trận thập tử nhất sinh và Thị Nở xuất hiện với bát cháo hành trên tay khiến cho Chí cảm thấy lương tâm thức tỉnh, có sự biến đổi mạnh mẽ cả về tâm sinh lí. Sự giản dị, chân thành của Thị Nở đã làm sống dậy bản chất lương thiện vốn có của Chí. Trong sáng ấy lần đầu tiên Chí không say từ hôm ra tù, lần đầu hắn thấy mình tỉnh táo và các giác quan hoạt động bình thường như vậy.


Chí lắng nghe được những âm thanh của cuộc sống đời thường mà lâu nay hắn chẳng để ý tới. Đó là tiếng chim hót, tiếng của những người đi chợ, của những người thuyền chài đuổi cá… Tất cả những âm thanh bình dị ấy như tiếng gọi thiết tha của cuộc sống khiến cho Chí có quyết định táo bạo đó chính là muốn trở thành người lương thiện. Bởi Chí khao khát muốn được thực hiện ước mơ trước kia Chí từng mong muốn.


Hiện thực luôn luôn tàn khốc và con đường trở lại làm người lương thiện của Chí Phèo như bị đóng sầm lại trước mắt hắn. Trước tiên là sự phản đối gay gắt của bà cô Thị Nở với hắn. Bà cô giống như định kiến của xã hội bấy giờ, là cách nhìn nhận của cả cái làng Vũ Đại về Chí Phèo và không sao thay đổi được. Chính vì thế anh rơi vào bi kịch thứ hai – Bi kịch bị cự tuyệt làm người lương thiện.


Chí ngẩn người thất vọng rồi sâu sắc nhận ra bi kịch của một con người sinh ra làm người nhưng lại không được làm người. Lúc ấy Chí lại uống rượu, nhưng lần này hắn càng uống, càng tỉnh rồi lại thoang thoảng thấy mùi cháo hành. Chí xách dao đến nhà Bá Kiến đòi lương thiện và kết cục là Chí đâm chết Bá Kiến rồi tự tử.


Có thể thấy nhân vật Chí Phèo chính là một nhân vật điển hình về người nông dân bị bần cùng hóa, lưu manh hóa trong xã hội thực dân phong kiến. Nhà văn Nam Cao đã lên án gay gắt xã hội tàn bạo, phi nhân tính đương thời và bày tỏ sự đồng cảm, xót thương cho sự bế tắc của con người trong xã hội đó.

Bài văn phân tích nhân vật Chí Phèo số 8
Bài văn phân tích nhân vật Chí Phèo số 8
Bài văn phân tích nhân vật Chí Phèo số 8
Bài văn phân tích nhân vật Chí Phèo số 8

xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |