Bài văn phân tích màn đối thoại giữa hồn Trương Ba và Đế Thích số 5

Lưu Quang Vũ (1948 – 1988) là một trong những nhà viết kịch tài năng nhất của văn nghệ Việt Nam hiện đại, là người có công lớn góp phần vực dậy cả một nền sân khấu lúc đó đang có nguy cơ tụt hậu. Kịch của Lưu Quang Vũ hấp dẫn chủ yếu bằng xung đột trong cách sống và quan niệm sống, qua đó khẳng định khát vọng hoàn thiện nhân cách con người. Vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt là tác phẩm gây tiếng vang nhất của Lưu Quang Vũ, được tác giả hoàn thành năm 1984, công diễn lần đầu năm 1987. Đoạn trích thuộc cảnh VII và đoạn kết của vở kịch, đặt vấn đề về lẽ sống con người qua nỗi khổ bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo và chữa đựng những vấn đề triết lí nhân sinh. Qua cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và Đế Thích, Lưu Quang Vũ đã làm rõ khát vọng được sống là chính mình của Hồn Trương Ba.


Sự đối nghịch giữa các nhân vật xuất hiện trong tác phẩm ngày càng được biểu hiện chi tiết, cuộc đối thoại giữa các nhân vật xuất hiện trong tác phẩm đã biểu hiện chi tiết những điều đó. Sự khác nhau đến rõ nét đã biểu hiện chi tiết những điều đó, Trương Ba thấy hiểu được giá trị to lớn, khao khát được quay trở về xác thịt của mình: “Tôi muốn được là tôi trọn vẹn”, “Là tôi trọn vẹn”, ông thấu hiểu được mối quan hệ giữa thể xác và tâm hồn của mình, sự giằng xé giữa thể xác và tâm hồn của ông đã làm cho ông đau khổ, dằn vặt, ông muốn quay trở về đúng xác thịt của mình, sống cuộc đời của mình, ông thấu hiểu được giá trị của cuộc sống mà mình đang trải qua.


Điều ước mà Trương Ba đang mong muốn dù nhỏ bé nhưng cũng không phải dễ dàng, Trương ba dường như đang truyền tải được triết lý mà tác giả muốn thể hiện trong tác phẩm của mình, ông thể hiện được những khao khát, mong muốn ước vọng của mình với thân xác, ông khao khát quay trở về là chính mình.


Ông dám nhận toàn bộ trách nhiệm về mình, không muốn sống nhờ, không muốn sống cuộc sống trên thân thể của người khác, qua trích đoạn này, tác giả muốn khẳng định khao khát mà tác giả đang thể hiện, mong ước được trở thành chính mình, khao khát nhận được những gì của mình, chấp nhận hiện thực, Ai cũng khao khát được sống, nhưng sống là chính mình là cuộc sống đáng quý nhất, chính vì thế ông muốn “là tôi trọn vẹn”, sống cuộc đời của mình, trên thân xác của mình, chịu trách nhiệm trước hành động của mình.


Hồn Trương Ba khao khát muốn quay trở về cuộc sống của mình, khi được cho một phép thử nhập vào xác của cu tị, thì hình hài và tâm hồn dường như đang thể hiện sâu sắc những mâu thuẫn, cạnh tranh giữa tâm hồn, với tâm hồn của người 60 tuổi, khi nhập vào em bé 10 tuổi, điều này, sự mâu thuẫn ngày càng trở nên gay gắt hơn bao giờ hết.


Những mâu thuẫn đó thể hiện sâu sắc qua từng chi tiết, hành động của nhân vật, ông không chấp nhận cuộc sống này, cuộc sống đó vốn dĩ có nhiều mâu thuẫn, nhưng sống sang thân thể người khác là điều cực kỳ khó hơn, ông không thể chấp nhận được, lựa chọn của Trương Ba lúc này là muốn quay trở lại là chính mình, ông không muốn sống lương nhờ vào người khác, không muốn sống trên thân thể của người khác. Đó là sự đấu tranh rất lớn khi ông đang dần phải đối mặt với những mâu thuẫn gay gắt của thể xác và tâm hồn xuất hiện trong tác phẩm.


Sự mâu thuẫn giữa hai con người làm cho mâu thuẫn của tác phẩm ngày càng nâng cao, Đế thích quan niệm sống chỉ là sống, nhưng Hồn Trương Ba lại quan niệm nên sống là chính mình, làm tôi trọn vẹn, được hòa hợp cả về thể xác, lẫn tinh thần.


Con người tồn tại gồm phần con và phần người. Phần con thuộc về bản năng. Phần người thuộc về nhân cách, sự cao thượng đẹp đẽ của tâm hồn. Phần con và phần người đã tạo ra con người đúng nghĩa. Ở đây hai hình tượng hồn và xác cũng là ẩn dụ cho phần con và phần người. Một bên đại diện cho những gì đẹp đẽ, thanh cao; một bên đại diện cho sự thô tục, thô phàm. Tác giả Lưu Quang Vũ nhấn mạnh không thể có một tâm hồn thanh cao trong một thân xác phàm tục. Con người chỉ thực sự hạnh phúc khi được sống là chính mình, được hoà hợp xác và hồn, trong và ngoài, nội dung và hình thức trong một thể thống nhất toàn vẹn chứ không phải là cuộc sống chắp vá, bất nhất: “bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo”.


Muốn sống đúng là chính mình thì mỗi chúng ta cần phải biết hài hòa giữa việc chăm lo cho linh hồn cũng như biết quý trọng và chăm sóc cho những nhu cầu thiết yếu của thể xác. Thông qua đó Lưu Quang Vũ cũng góp phần phê phán hai hạng người: một loại chỉ biết trau chuốt vẻ ngoài và chạy theo những ham muốn vật chất mà không chăm lo cho đời sống tâm hồn. Loại khác thì luôn coi thường những giá trị vật chất, bỏ bê sự chăm sóc bản thân chỉ khư khư giữ cho linh hồn được cao đẹp. Thông qua xác và hồn Lưu Quang Vũ nêu cao tư tưởng phải sống là chính mình đó mới chính là hạnh phúc thật sự của con người. Bởi vậy trong cuộc sống chúng ta phải biết đấu tranh với sự dung tục tầm thường và chiến thắng nghịch cảnh để hoàn thiện nhân cách của bản thân. Có như vậy chúng ta mới được là mình – được là chính mình toàn vẹn.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |