Bài văn phân tích khổ thơ 5,6,7 bài "Sóng" số 10

Thơ của Xuân Quỳnh là tiếng nói của những khát vọng hạnh phúc đời thường. Điều đó được thể hiện trong bài thơ “Sóng”, nhưng nổi bật nhất là ở khổ thơ thứ năm, sáu và bảy của bài thơ. “Sóng” được sáng tác năm 1967 trong một chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền. Bài thơ thể hiện được những nét đẹp trong tâm hồn của người con gái khi yêu: vừa có nét hiện đại, lại vừa có nét truyền thống. Trong tình yêu, có lẽ thứ gia vị đặc biệt nhất chính là nỗi nhớ:


“Con sóng dưới lòng sâu

Con sóng trên mặt nước

Ôi con sóng nhớ bờ

Ngày đêm không ngủ được

Lòng em nhớ đến anh

Cả trong mơ còn thức”


Cũng như các nhà thơ khác, Xuân Quỳnh cũng nói về nỗi nhớ nhưng với cách rất riêng của chị. Hình ảnh “sóng” xuất hiện đối lập giữa không gian “dưới lòng sâu” và “trên mặt nước” và thời gian “ngày” và “đêm”. Nhưng dù có ở nơi đâu, tại thời điểm nào, con sóng vẫn cồn cào nhớ đến bờ. Em cũng vậy, cũng nhớ đến “anh” mà ngay “cả trong mơ còn thức” - kì lạ thay sao trong giấc mơ lại vẫn có thể thức? Phải chăng nỗi nhớ xâm chiếm lấy tâm hồn người con gái để rồi ngay cả trong giấc ngủ, hình bóng của người yêu vẫn còn đó. Cũng giống như những lời thơ mà ông hoàng thơ tình Xuân Diệu từng bộc lộ:


“Anh nhớ tiếng. Anh nhớ hình. Anh nhớ ảnh.

Anh nhớ em, anh nhớ lắm! Em ơi!

Anh nhớ anh của ngày tháng xa khơi,

Nhớ đôi môi đang cười ở phương trời.

Nhớ đôi mắt đang nhìn anh đăm đắm!”


Hay như trong ca dao xưa đã từng có những câu thật tha thiết:


“Nhớ ai nhớ mãi thế này,

Nhớ đêm quên ngủ, nhớ ngày quên ăn.

Nhớ ai em những khóc thầm,

Hai hàng nước mắt đầm đầm như mưa

Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ,

Nhớ ai, ai nhớ bây giờ nhớ ai?

Nhớ ai bổi hổi bồi hồi,

Như đứng đống lửa như ngồi đống than?”

(Ca dao)


Người con gái trong tình yêu, vẫn luôn giữ gìn được tấm lòng thủy chung son sắc của mình. Hồ Xuân Hương đã từng khẳng định điều đó trong bài thơ “Bánh trôi nước”:


“Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son”


Ở đây, Xuân Quỳnh cũng bộc lộ điều đó. Cũng giống như mọi con sóng, dù muôn vời cách trở xa xôi, đến cuối cùng vẫn tìm tới được bờ. Thì lòng em cũng như vậy:


“Dẫu xuôi về phương Bắc

Dẫu ngược về phương Nam

Nơi nào em cũng nghĩ

Hướng về anh - một phương”


Cuộc đời luôn ẩn chứa nhiều biến động, không ai có thể biết trước được những điều sẽ xảy ra trong tương lai. Nhưng dù có “xuôi về phương Bắc” hay “ngược về phương Nam” thì tấm lòng của em vẫn không thay đổi. Ở đây, nếu theo quy luật thông thường người ta sẽ nói “xuôi Nam, ngược Bắc”, nhưng Xuân Quỳnh lại chọn cách nói như trên để cho thấy rằng tình yêu không theo bất cứ một quy luật tự nhiên nào. Dẫu vậy, ở nơi nào, em cũng hướng đến một phương duy nhất, đó chính là “phương anh”. Trái tim thủy chung của em vẫn dành cho duy nhất một người - đó là anh. Và nhờ có tấm lòng chung thủy đã giúp người con gái có được một niềm tin sâu sắc mãnh liệt cho tình yêu:


“Ở ngoài kia đại dương

Trăm nghìn con sóng đó

Con nào chẳng tới bờ

Dù muôn vời cách trở


Giữa đại dương mênh mông vô tận, có hàng trăm hàng nghìn con sóng vỗ dào dạt. Và dẫu có muôn vời cách trở - dẫu biển có động, trời có làm giông bão thì đến cuối cùng con sóng vẫn vượt qua để tìm được đến bờ của bình yên. Cũng như “em” và “anh” vậy. Cuộc sống luôn thay đổi không ngừng, “Hôm nay yêu, mai có thể xa rồi” (Nói cùng anh, Xuân Quỳnh). Nhưng dẫu vậy, “em” vẫn một lòng tin tưởng vào tình yêu đó. Nó giống như nguồn sức mạnh giúp em vượt qua mọi khó khăn để tìm đến bên anh, tìm đến với hạnh phúc.


Tóm lại, qua những khổ thơ trên, “Sóng” của Xuân Quỳnh đã bộc lộ được vẻ đẹp của người con gái trong tình yêu. Những phẩm chất đó thật đáng quý và trân trọng.

Bài văn phân tích khổ thơ 5,6,7 bài
Bài văn phân tích khổ thơ 5,6,7 bài "Sóng" số 10
Bài văn phân tích khổ thơ 5,6,7 bài
Bài văn phân tích khổ thơ 5,6,7 bài "Sóng" số 10

xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |