Bài văn phân tích hình tượng ông lão trong "Ông già và biển cả" số 4

Ơ-nít Hê-minh-uê là nhà văn Mĩ nổi tiếng của thế kỉ XX. Ông có nhiều đóng góp quan trọng trong việc cách tân nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây. Những tác phẩm của ông chinh phục bạn đọc nhiều nước trên thế giới bằng một lối viết truyện hiện đại có khả năng miêu tả dòng tâm tư nhân vật, đi sâu thể hiện những bí ẩn nội tâm của con người. Ông già và biển cả thường được đánh giá là kiệt tác của Hê-minh-uê và nó cũng được xếp vào hàng các tác phẩm lớn, xuất sắc, tiêu biểu của văn học thế giới.


Mượn hình tượng tảng băng trôi với một phần nổi và bảy phần chìm, Hê-minh-uê đã nêu ra yêu cầu: nhà văn phải tạo ra được những văn bản nhiều khoảng trống, tạo ra tính đa nghĩa, đa âm cho câu chuyện. Tác giả chủ trương tự giấu mình, không can thiệp trực tiếp vào câu chuyện, nhà văn không được trực tiếp nói ra ý tưởng của mình mà phải xây dựng những hình tượng có nhiều sức gợi, nhiều ý nghĩa để người đọc tự hiểu, tự rút ra những ẩn ý của các hình tượng trong tác phẩm. Người kể có thiên hướng để cho nhân vật hành động nên nhiều đoạn chỉ có đối thoại hoặc độc thoại nội tâm lấn át. Thái độ của nhà văn được bộc lộ trong tác phẩm bằng những giọng nói trái ngược, khó xác định, vừa tả thực lại vừa tượng trưng.


Trong đoạn trích Ông già và biển cả, Hê-minh-uê chỉ miêu tả một nhân vật là ông lão đánh cá, một hành động là đi câu cá. Hành động này được lặp đi lặp lại khiến cho tác phẩm mang tính biểu tượng, tác phẩm là một ẩn dụ sâu sắc. Nhân vật ông lão Xan-ti-a-gô được thể hiện như một biểu tượng về con người lao động, một người tiêu biểu cho người anh hùng dũng cảm đấu tranh, luôn luôn theo đuổi khát vọng nhưng cũng rất tỉnh táo ý thức được giới hạn của mình. Khi xây dựng nhân vật này, nhà văn sử dụng một kĩ thuật mới mẻ, rất tiêu biểu cho tiểu thuyết thế kỉ XX, đó là độc thoại nội tâm. Độc thoại nội tâm có lúc trong chính bản thân ông lão, có khi lại như lời nói với con cá kiếm. Chẳng những từng đoạn đời đã qua của ông lão được tái hiện lại trong dòng tâm tư mà ngay cả việc đánh cá, cuộc sống của con người nói chung cũng được thể hiện trong độc thoại của ông lão.


Qua đây, ta nhận thấy rõ phần nổi và phần chìm của đoạn trích. Phần nổi của đoạn trích là miêu tả cuộc săn bắt cá của ông lão Xan-ti-a-gô. Còn phần chìm, phần biểu tượng, ẩn dụ thì ông lão là hình ảnh của người lao động có khát vọng cao đẹp, biển cả là khung cảnh kì vĩ tương ứng với môi trường hoạt động sáng tạo của con người. Con cá kiếm không chỉ là con mồi của ông lão mà nó còn biểu tượng cho ước mơ, lí tưởng của con người muốn hướng đến. Cuộc đi câu là hành trình theo đuổi một khát vọng to lớn vượt ra ngoài giới hạn của con người.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |