Bài văn phân tích hình ảnh người mẹ Tà-ôi số 7

Văn học Việt Nam đã dựng lên nhiều tượng đài về hình ảnh người mẹ Việt Nam anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang. Đó là “Mẹ suốt” của Tố Hữu, “Người mẹ cầm súng” của Nguyễn Đình Thi, “Hơi ấm ổ rơm” của Nguyễn Duy… và không thể không nhắc tới người mẹ dân tộc Tà ôi trong “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” của Nguyễn Khoa Điềm. Bài thơ sáng tác năm 1971 là lời hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ. Hình tượng trung tâm của bài thơ là người mẹ bền bỉ, gắn bó với kháng chiến, nặng lòng với quê hương đất nước và yêu con tha thiết.


Văn học Việt Nam đã dựng lên nhiều tượng đài về hình ảnh người mẹ Việt Nam anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang. Đó là “Mẹ suốt” của Tố Hữu, “Người mẹ cầm súng” của Nguyễn Đình Thi, “Hơi ấm ổ rơm” của Nguyễn Duy… và không thể không nhắc tới người mẹ dân tộc Tà ôi trong “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” của Nguyễn Khoa Điềm. Bài thơ sáng tác năm 1971 là lời hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ. Hình tượng trung tâm của bài thơ là người mẹ bền bỉ, gắn bó với kháng chiến, nặng lòng với quê hương đất nước và yêu con tha thiết.


“Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” viết về hình ảnh người mẹ dân tộc Tà ôi. Bài thơ được chia làm ba khúc hát ru. Cùng với hình tượng người mẹ cứ lớn dần lên qua mỗi khúc hát. Khát vọng của người mẹ hòa trong khát vọng của cả dân tộc, ở đó là tình yêu quê hương đất nước, ý chí chiến đấu cho độc lập tự do, ước mơ cháy bỏng về thống nhất nước nhà. Đó cũng chính là hình tượng điển hình của người mẹ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.


Hình ảnh người mẹ Tà ôi đảm đang, giầu nghị lực. Mẹ đang nuôi con nhỏ, vừa phải địu con trên lưng vừa phải làm công việc lao động sản xuất ở chiến khu như giã gạo nuôi bộ đội, tỉa bắp trên núi, chuyển lán đạp rừng – công việc rất vất vả đầy gian khổ. Mang con trên lưng, nỗi vất vả của mẹ càng nhân lên gấp bội. Nhà thơ đã cảm nhận được nỗi vất vả ấy và ghi lại bằng những hình ảnh thơ đầy xúc động:


“Nhịp chày nghiêng giấc ngủ em nghiêng

Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi


Hình ảnh đôi vai gầy, giấc ngủ của em bé gợi nhiều thương cảm nói lên những gian khổ của cả người mẹ và cả em bé trên lưng.


Khi mẹ tỉa bắp trên núi:

“Lưng núi thì to mà lưng mẹ nhỏ”


Một hình ảnh tương phản giữa cái rộng lớn mênh mông của núi rừng với sự nhỏ bé gầy guộc của mẹ gợi cho chúng ta cảng heo hút hoang sơ của rừng núi và nỗi vất vả của người mẹ Tà ôi. Đó là hình ảnh thơ hàm súc nói lên sự gian khổ đồng thời khẳng định sự bền bỉ lòng quyết tâm chịu đựng, nghị lực phi thường của người mẹ. Tình yêu con tha thiết, yêu nước sâu nặng, khát khao cháy bỏng về tương lai chiến thắng


Lời ru của mẹ đã mở ra một thế giới tâm hồn cao cả. Trước hết, đó là tình yêu con vô bờ, người mẹ không thể ngồi bên cánh võng để hát ru mà lời hát ru cất lên lại từ những công việc nhọc nhằn gian khó. Những lời hát ru cho con và tình cảm cháy bỏng từ trái tim: “Lưng đưa nôi mà tim hát thành lời”. Tiếng hát tư trái tim mẹ là tiếng hát cháy bỏng, tình yêu thương, tiếng hát ấy cất lên từ sâu thẳm đáy lòng giành cho đưa con vô cùng yêu quý của mình. Tình yêu thương con được nhà thơ thể hiện qua hình ảnh ẩn dụ thật độc đá


“Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi

Mặt trời của mẹ, con nằm trên lưng”


Nếu mặt trời của vũ trụ là nguồn sống che vạn vật dưới thế gian, thì đứa con cũng giống như mặt trời vậy, là nguồn sống của mẹ. Mặt trời ở câu thơ thứ hai là hình ảnh ẩn dụ, đứa con trở thành niềm hạnh phúc, niềm tin, hi vọng, đứa con là tất cả những gì của cuộc đời mẹ, nó tỏa sáng ấm nóng, tiếp cho mẹ nguồn sức mạnh và niềm tin để vượt qua bao thử thách.

Nét mới trong tình cảm của người mẹ là gắn tình yêu con với tình yêu quê hương, đất nước, tình cảm riêng hòa trong tình cảm lớn mang tính chất thời đại, dân tộc. Có thể nói, đó là tình yêu nước cao cả của người mẹ Tà ôi. Từ chỗ giã gạo ở sân nhà, tỉa bắp trên nương rẫy nay mẹ đã đến chiến trường: “Mẹ đi chuyển lán mẹ đi đạp rừng”. Và rồi chúng ta thấy cùng với đứa con:


“Từ trên lưng mẹ tới chiến trường

Từ trong đói khổ em vào Trường Sơn”


Người mẹ xuất hiện trong những tư thế của người chiến sĩ, hòa trong nhịp sống chung của đất nước. Đứa con cùng mẹ sẻ chia những gian lao, vất vả, người mẹ lúc này thực sự đã đi đánh giặc, đã cùng bộ đội chuyển lán đạp rừng, đã giã từ ngôi nhà thân yêu của mình cùng nương rẫy để vào chiến trường. Hình tượng người mẹ đã trở nên vĩ đại và cao cả hơn. Người mẹ khát khao cháy bỏng về một tương lai cho đứa con thân yêu của mình. Từ chỗ mẹ mơ ước con lớn lên khỏe mạnh “Mai sau con lớn vung chày lún sân” đến mơ ước một cuộc sống no đủ “Hạt bắp lên đều” và “phát mười ka-lư” đến mơ ước lớn lao hơn là con được sống một cuộc đời tự do độc lập.


“Con mơ cho mẹ được thấy Bác Hồ

Mai sau con lớn làm người tự do”


Khát vọng của mẹ được nâng cao, không chỉ có khát vọng về một cuộc sống khỏe, no đủ của con mà còn khát vọng cháy bỏng là con sẽ được hưởng một cuộc sống độc lập. Khát vọng của mẹ cũng là khát vọng của dân tộc. Vì vậy, mẹ không chỉ lao động sản xuất mà mẹ còn trực tiếp tham gia vào chiến đấu, mẹ có một niềm tin mãnh liệt vào ngày mai chiến thắng vì thế: “Mẹ địu em đi để giành trận cuối”.


Hình ảnh người mẹ lúc này trong tư thế của người chiến sỹ trở nên phi thường, lớn lao. Có thể nói hình ảnh người mẹ Tà ôi được thể hiện qua rất nhiều các công việc khác nhau, không gian khác nhau và sự trưởng thành về hình thức và hành động.


Người mẹ trong bài thơ hiện lên vừa có nét đẹp truyền thống vừa mang tinh thần thời đại, vừa yêu thương con vừa yêu đất nước và giầu tinh thần chiến đấu. Bài thơ xứng đáng là một tượng đài kỉ niệm bằng thơ về hình ảnh người mẹ Việt Nam.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |