Bài văn phân tích giá trị nhân đạo trong truyện ngắn "Lão Hạc" số 5
Nhắc tới nhà văn Nam Cao là người đọc nhắc tới một nhà văn tài hoa một cây bút với những truyện ngắn đình đám xuất thần được viết về số phận người nông dân lao động và những tri thức nghèo khổ. Trải qua hơn nửa thế kỷ nhưng những tác phẩm của ông vẫn luôn khiến người đọc cảm thấy nghẹn ngào xúc động bởi nó thấm đẫm tinh thần nhân văn giá trị nhân đạo sâu sắc.
Truyện ngắn "Lão Hạc" được Nam Cao viết trước năm 1945, phản ánh số phận của một ông lão nông dân nghèo khổ. Bằng tinh thần nhân đạo sâu sắc của mình, nhà văn Nam Cao đã đồng cảm với nỗi khổ của ông lão ấy. Cho ông lão ấy một cách kết dù nhiều bi kịch nhưng vô cùng bi tráng, sống mãi trong lòng người đọc. Giá trị nhân đạo của tác phẩm trước tiên nó chính là tấm lòng đồng cảm của tác giả với số phận nhân vật của mình. Những mảnh đời bất hạnh, éo le trong tác phẩm. Những người nông dân trong tác phẩm Lão Hạc đều là nạn nhân bị bóc lột của xã hội thực dân phong kiến. Họ phải gánh trên mình nhiều loại sưu thuế, nhiều hủ tục lạc hậu khiến họ chết dần chết mòn.
Mỗi nhân vật là một mảnh đời bất hạnh khác nhau. Nhưng, nhân vật chính Lão Hạc là một ông lão có hoàn cảnh vô cùng éo le, bi đát. Vợ lão mất sớm, lão chỉ có một người con trai duy nhất. Nhưng sau khi bị thất tình bị cô gái mình yêu từ chối vì nghèo, con trai lão đã bỏ vào đồn điền cao su ở Đồng Nai làm phu trong đó. Một nơi nổi tiếng khắc nghiệt, bóc lột sức lao động của con người. Nổi tiếng với câu thơ "Cao su đi dễ khó về, khi đi trai tráng khi về bủng beo".
Tác giả Nam Cao đã hóa thân vào nhân vật ông giáo người hàng xóm của Lão Hạc để kể lại những câu chuyện cảm động về nhân vật này, bằng những lời văn hết sức thương tâm nhà hết cái ăn suốt mấy ngày liền lão chỉ căn khoai, không thì đào củ mài, củ chuối để sống qua ngày. Nhân vật ông giáo là nhân vật có chút học thức, đức độ được dân làng kính trọng, nhưng trong thời kỳ đói khổ ấy anh cũng đang sống mòn, sống mỏi, chưa tìm được lối thoát cho gia đình mình.Trong tác phẩm Lão Hạc đã thể hiện sự đồng cảm, tình thương của tác giả Nam Cao với tất cả mọi tầng lớp nhân dân bần hàn trong xã hội lúc bấy giờ.
Những năm tháng nghèo khó có nhiều người đã vì miếng ăn mà bị bào mòn danh dự, nhân phẩm, nhưng Lão Hạc vẫn giữ cho mình phẩm chất của một lão nông dân chất phác, hiền hậu, có lòng tự trọng cao không muốn phiền hà tới hàng xóm ngay cả khi đã chết. Tác giả Nam Cao đã biết tìm tòi khám phá biết nâng niu những phẩm chất tâm hồn cao quý, thánh thiện của người lao động. Đó cũng chính là sự nhân đạo mà tác giả dành cho nhân vật và tác phẩm của mình.
Những nhân vật trong truyện ngắn Lão Hạc hầu hết là người giàu có lòng thương người, biết thương yêu lẫn nhau, Tình phụ tử mà Lão Hạc dành cho con mình là thứ tình cảm cao quý không gì có thể sánh được. Lão có thể nhịn ăn nhịn mặc, nhưng cương quyết không bán mảnh vườn một tài sản duy nhất lão có và lão muốn để cho con trai, khi nào con trai lão về lấy vợ còn có mảnh đất cắm rùi, có chỗ đi ra đi vào. Nhiều người sống trong cảnh đói nghèo làm cho bần hàn, hèn mọn, nhưng điều đáng quý ở ông lão chính là lòng tự trọng đáng quý của người nông dân chân chính, thật thà, lương thiện.
Lão Hạc bị xã hội xô đẩy tới đường cùng, không có lối thoát lão quyết định tự mình tìm tới cái chết lão sang nhà Binh Tư xin bả chó để tự kết liễu đời mình. Nhưng trước khi chết lão đã mang giấy tờ nhà và bao mươi đồng sang nhà thầy giáo nhờ giữ hộ. Giấy tờ nhà thì chờ khi nào con trai lão khi nào về gửi cho con trai lão. Còn tiền lão gửi phòng khi lão chết thì ông giáo đứng ra làm ma chay giúp lão.
Lão Hạc là một con người dù bên ngoài gầy gò, cằn cỗi già nua nhưng bên trong ông lão là một tâm hồn vô cùng cao thượng đáng trân trọng,. Một người cha thương con vô bờ bến. Sự đồng cảm của tác giả Nam Cao với người lao động, người nông dân Việt Nam chính là sự nhân văn của tác phẩm. Viết về người nông dân Nam Cao đã viết bằng những lời lẽ xúc động sâu sắc, thể hiện tấm lòng nhân văn thương người của mình. Chính điều đó làm nên giá trị nhân đạo của tác phẩm của Nam Cao.