Bài văn phân tích giá trị nhân đạo trong "Chiếc thuyền ngoài xa" số 4
Nhà văn Nguyễn Minh Châu là một nhà văn tiên phong, là người mở đường cho nền văn học hiện thực trong thời kỳ đổi mới. Mỗi tác phẩm của Nguyễn Minh châu đều để lại những bài học sâu sắc, một triết lý sống được đúc kết từ kinh nghiệm sống của bản thân như tác phẩm "Bến quê" "Mảnh trăng cuối rừng" hay "Chiếc thuyền ngoài xa".
Truyện ngắn "Chiếc thuyền ngoài xa" là một sáng tác tiêu biểu của tác giả Nguyễn Minh Châu viết về thời kỳ đất nước thống nhất sau khi chiến thắng đế quốc Mỹ. Ông đã dùng con mắt nhà nghề, thể hiện tinh thần nhân đạo của mình khi đồng cảm với số phận người phụ nữ khi đổi mới. Nội dung tác phẩm nói về nỗi bất hạnh của người phụ nữ trong giai đoạn mới, khi đất nước đã thay đổi nhân quyền nâng cao, nam nữ bình đẳng, những người phụ nữ vẫn giữ tư tưởng cam chịu, nhẫn nhục của chế độ cũ còn tồn tại, người đàn ông vẫn giữ thói gia trưởng vũ phu, như thời phong kiến làm khổ người đàn bà của đời mình.
Tác phẩm "Chiếc thuyền ngoài xa" nói về một anh nghệ sĩ phóng viên ảnh khi anh đi tìm kiếm nguồn cảm hứng từ thực tế đã đến với một bãi biển vùng duyên hải miền Trung nước ta. Buổi sáng tinh sương anh nhìn thấy một hình ảnh vô cùng đẹp, là một khoảnh khắc chưa từng thấy trong cuộc đời nghệ sĩ của anh. Đó là hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa, nó đẹp và long lanh kỳ diệu.
Nhưng khi chiếc thuyền càng được kéo gần tới bờ, thì nhân vật Phùng lại nhận ra những điều vô cùng trái ngược, thể hiện sự đau đớn của mình khi chứng kiến số phận của người phụ nữ làng chài nghèo khổ bất hạnh. Hình ảnh người chồng nghèo đói ít học xã việc hành hạ, vũ phu với vợ mình là một phương pháp giải tỏa buồn bực, giải trí cho những nghèo khổ của mình. Trong buổi hầu tòa chứng kiến chuyện đầy bi kịch, những dòng tâm sự nhiều nước mắt của người phụ nữ làng chài, khiến cho người đọc không khỏi rưng rưng xúc động.
Tất cả những điều đó được tái hiện lại qua những dòng chữ đầy nhân đạo của nhà văn Nguyễn Minh Châu, thể hiện quan niệm sống, cái nhìn nhân văn của tác giả với những số phận xung quanh mình. Trong bất kỳ một tác phẩm nào giá trị nhân đạo là một giá trị không thể thiếu. Nó được xây dựng bởi chính nỗi niềm cảm thông cả tác giả trước những mảnh đời bất hạnh, trước nỗi đau của những con người nghèo khổ ít học trong cuộc sống. Thông qua đó, nhà văn Nguyễn Minh Châu còn thể hiện sự trân trọng, tình cảm nâng niu của mình dành cho vẻ đẹp nội tâm, tâm hồn của người phụ nữ làng chàng đó.
Biểu hiện cao quý nhất nói lên giá trị nhân đạo của truyện ngắn "Chiếc thuyền ngoài xa" chính là sự đồng cảm của nhà văn với những người phụ nữ lao động nghèo khổ trong thời kỳ thống nhất đất nước. Thông qua tác phẩm của mình nhà văn muốn tố cáo tội bạo hành của đàn ông với phụ nữ trong chế độ mới. Tác giả Nguyễn Minh Châu đã miêu tả cuộc sống người lao động với nỗi đau khổ nhọc nhằn, thông qua hình ảnh người đàn bà làng chài. Hình ảnh người đàn bà lam lũ, thân dưới của chiếc áo thường xuyên bị ướt cho ngâm nước, đôi mắt u buồn, khóe mắt hằn lên những nếp nhăn, thiếu ngủ... thường xuyên nhận những lời đánh chửi, sỉ nhục của chồng. Thông qua đó giá trị nhân đạo của tác phẩm chính là sự phê phán hiện thực xã hội cuộc sống, những người đàn ông vũ phu, gia trưởng thường xuyên bạo hành phụ nữ.
Không chỉ dừng lại ở đó nhà văn Nguyễn Minh Châu thể hiện sự cảm thông của mình với sự nhẫn nhịn, cam chịu của người phụ nữ nghèo khổ cơ cực. Sự hy sinh của một người mẹ thương con trong gia đình. Thông qua hình ảnh người phụ nữ tác giả muốn khẳng định tình cảm mẫu tử thiêng liêng, ca ngợi sự hy sinh, vẻ đẹp nội tâm cao quý của người phụ nữ lao động nghèo khổ. Đó chính là hình ảnh người đàn bà làng chàng. Hình ảnh người đàn bà làng chài chính là hình ảnh đại diện của những người phụ nữ Việt Nam thương chồng thương con hy sinh nhẫn nhịn cho cuộc sống của con cái hạnh phúc hơn.
Thông qua tác phẩm của mình nhà văn Nguyễn Minh Châu muốn thể hiện sự đồng cảm của mình với nhân vật người phụ nữ. Đồng thời khẳng định chân lý văn học phải gắn bó và sống cuộc sống của con người. Quan niệm tư tưởng này của Nguyễn Minh Châu thể hiện cái nhìn vô cùng tích cực của nhà văn với thời cuộc và cuộc sống con người.