Bài văn phân tích đoạn trích “Nỗi sầu oán của người cung nữ” số 5

Những người con gái trong thời phong kiến luôn chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống, khi họ sinh ra trong một xã hội trọng nam khinh nữ. Một chế độ đa thê, vua chúa, những người con gái chỉ là vật mua vui cho người con trai mà thôi. Chính vì vậy tác giả Nguyễn Gia Thiều đã viết lên bài thơ Cung oán ngâm, để thể hiện sự ai oán của những người con gái trẻ đẹp được vua sủng hạnh một thời gian rồi bị bỏ rơi không thương tiếc. Cuộc sống lạnh lẽo trong cung cấm, cô đơn lẻ loi khi sống đời cá chậu chim lồng không lối thoát.


Đoạn trích “Nỗi sâu oán của người cung nữ” chính là đoạn thơ hay nhất của Cung oán ngâm. Nó đã lột tả được tâm trạng của người con gái khi tuổi xuân phơi phới nhưng lại phải chịu cảnh cô liêu, lẻ bóng trong lầu son gác tía. Những câu thơ thể hiện sự da diết, ai oán của người con gái khi có một thời được nhà vua nâng niu, yêu mến nhưng những ngày vui thật ngắn ngủi, giờ đây cô bị bỏ rơi không thương tiếc, như bông hoa bị ong bướm hút hết mùi hương, giờ chẳng có gì để chúng lưu luyến. Những con ong bướm đó đang vui vẻ bên bông hoa mới, khiến cô gái cảm thấy cay đắng bẽ bàng cho kiếp hồng nhan của mình.


“Ngày sáu khắc, tin mong nhạn vắng,

Đêm năm canh, tiếng lắng chuông rền.

Lạnh lùng thay giấc cô miên,

Mùi hương tĩnh mịch, bóng đèn thâm u”


Những câu thơ thể hiện sự cô liêu, của người con gái trong không gian của bốn bức tường lầu son, thời gian như dài đằng đẵng. Người cung nữ đã đếm từng nhịp của tiếng chuông thời gian trôi đi chậm chạp, mỗi giờ mỗi khắc như dài hơn khi người con gái đang mong tin nhạn. Tin vui từ nhà vua, sự mong chờ nhà vua tới thăm mình, nhớ tới mình dù chỉ một chốc lát thôi, khiến người con gái cảm thấy ngày tháng thật như dài hơn. Người cung nữ ăn không ngon, ngủ cũng không yên giấc, giấc ngủ như chập chờn, bởi sự hoang hoải trong tâm hồn người cung nữ bị thất sủng. Giật mình trong tiếng chuông đêm làm cho cô cảm thấy nỗi buồn trong lòng mình càng thê lương hơn bao giờ hết.


“Tranh biếng ngắm trong đồ tố nữ,

Mặt buồn trông trên cửa nghiêm lâu.

Một mình đứng tủi, ngồi sầu,

Đã than với nguyệt, lại rầu với hoa”.


Trong những câu thơ này thể hiện sự khắc khoải trong chờ bóng người xưa trong nỗi buồn tới mức tuyệt vọng. Tâm trạng của người cung nữ như ngổn ngang trăm mối, cảm thấy nỗi sầu trong lòng mình càng lúc càng nhiều hơn bởi sự chờ mong không mang lại kết quả như mong muốn, mà càng lúc càng tuyệt vọng hơn. Sự buồn phiền trong lòng làm cho cô gái tủi phận, đứng cũng buồn, ngồi cũng buồn, nhìn phong cảnh xung quanh những bông hoa như héo tàn, theo thời gian, cảnh vật yên ắng tĩnh lặng khiến cho người cung nữ càng thêm hiu hắt.


“Buồn mọi nỗi lòng đà khắc khoải,

Ngán trăm chiều, bước lại ngẩn ngơ”.


Người cũng nữ cảm thấy xót xa thương cho thân phận của mình, khi xưa cô xinh đẹp biết bao người ước ao, ngưỡng mộ. Bản thân cô đã từng được nhà vua yêu mến sủng ái, nhưng nay thì sao khi nhan sắc tàn phai, người xưa quên lời hẹn ước, quên những phút ái ân mặn nồng để cô một mình vò võ ngày nhớ đêm mong quanh bốn bức tường. Nàng thương cho mình. Nhan sắc phai tàn. Tuổi xuân phai nhạt. Nàng cảm thấy bất hạnh và vô duyên:


“Hoa này bướm nỡ thờ ơ,

Để gầy bông thắm, để xơ nhị vàng”


Trong câu thơ này, thể hiện sự ai oán, bẽ bàng của người cung nữ. Cô gái ví mình như một bông hoa đã hết hương sắc, còn người con trai cô yêu nhà vua như một con ong chỉ chuyên đi hút mật những bông hoa đẹp. Sau khi đã thỏa mãn rồi thì con ong đó lại đi tìm bông hoa khác để tiếp tục công việc hút mật của mình, bỏ lại bông hoa kia với sự bẽ bàng, ai oán… Câu thơ như những lời trách than, ai oán của người con gái với thói vô tâm phụ tình của người con trai. của nhà vua khi đã thỏa mãn lòng tham của mình, thì bỏ rơi không thương tiếc. Những câu thơ vô cùng thấm thía, thể hiện nỗi buồn rung động lòng người, thể hiện sự nhân văn cao cả của tác giả Nguyễn Gia Thiều khi nhìn thấy cảnh lẻ loi, cô đơn của người cung nữ một thời nổi tiếng.


“Đêm năm canh lần nương vách quế,

Cái buồn này ơi để giết nhau.

Giết nhau chẳng cái lưu cầu,

Giết nhau bằng cái u sầu độc chưa!”


Trong bốn bức vách kia chỉ có nỗi buồn bủa vây lấy người cung nữ. Một nỗi buồn thê lương, không lời nào tả hết. Nàng mong sao có thể chết đi cho nhẹ lòng còn hơn là bị giết chết dần chết mòn bởi nỗi sầu, nỗi cô đơn yên lặng của không gian tĩnh lặng này. Người con gái oán trách người xưa đã giết cô trong nỗi buồn, trong sự u sầu, chờ đợi đằng đẵng. Cái chết này còn đau đớn hơn nghìn lần khi bị ban rượu độc, hay một dải lụa trắng để tự kết liễu. Sự cô đơn, u sầu, này có thể làm con người ta chết chết đau đớn, dần mòn, tàn úa...theo thời gian.


“Tay nguyệt lão chẳng xe thì chớ,

Xe thế này có dở dang không?

Đang tay muốn rứt tơ hồng,

Bực mình muốn đạp tiêu phòng mà ra!”


Người cung nữ trách ông tơ, bà nguyệt đã xe duyên nhầm cho cuộc đời nàng để giờ đây cuộc sống của nàng bị dở dang, muốn rứt đứt sợi tơ hồng được xe duyên, muốn đạp bốn bức tường vô cảm kia để thoát ra ngoài sống kiếp tự do nhưng không được nữa. Nàng như con chim bị giam trong lồng son gác tía, dù được sống đầy đủ lá ngọc cành vàng ăn uống đủ món nhưng mãi mãi cô đơn, lẻ loi một bóng sẽ chết dần vì u ám buồn chán. Bài thơ lên án tục tuyển cung nữ được diễn ra hàng năm để mang vào cung vua, giúp nhà vua tiêu khiển, mua vui. Tục lệ này đã làm cho nhiều cô gái đánh mất tự do tuổi thanh xuân của mình trong cung cấm. Sống đời cô đơn lẻ bóng, chết dần chết mòn trong lãnh cũng lạnh lẽo.


Phần lớn những cung nữ này đều phải chôn vùi tuổi trẻ nhan sắc của mình một cách uổng phí, chờ khi già yếu, sắp chết thì được triều đình cho về quê hương an nghỉ tuổi già và chết. Nhưng họ đều sống cô quả, không có được phép lập gia đình hay kết hôn có cuộc sống hạnh phúc như người bình thường, đó chính là sự thiệt thòi của người cung nữ thời xưa. Bài thơ thể hiện tinh thần nhân đạo sâu sắc của tác giả Nguyễn Gia Thiều với những số phận những người con gái trẻ đẹp thời xưa bị ép vào cung làm cung nữ rồi chết dần chết mòn trong đó.


Bài thơ thể hiện bút pháp nghệ thuật tinh tế đặc sắc của tác giả. Với thể thơ song thất lục bát tác giả đã phác họa bức tranh lạnh lẽo của người con gái khi bị thất sủng, chôn vùi tuổi xuân trong lồng son gác tía.

Bài văn phân tích đoạn trích “Nỗi sầu oán của người cung nữ” số 5
Bài văn phân tích đoạn trích “Nỗi sầu oán của người cung nữ” số 5

xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |