Bài văn phân tích cảm hứng nhân đạo trong "Truyện Kiều" của Nguyễn Du số 8

“Truyện Kiều” được coi là kiệt tác bất hủ, áng thơ còn lưu đến ngàn đời sau của đại thi hào Nguyễn Du. Hình ảnh người phụ nữ “hồng nhan bạc mệnh” được khắc họa trong thơ ông khiến người đọc không khỏi xót thương, đồng cảm. Trong Truyện Kiều tinh thần nhân đạo được kết tinh đậm nét nhất đó là cả tình yêu thương của tác giả đến với những số phận đáng thương trong xã hội xưa.


Lòng nhân đạo chính là sự cảm thông đồng vọng giữa con người với con người. Nguyễn Du là một bậc tài nhân sinh ra và lớn lên trong thời kì xã hội có nhiều nhiễu nhương chính vì thế là một người nhạy cảm ông nhìn thấy được những thân phận con người sống lay lắt chịu tủi cực dưới chế độ thối nát. Nguyễn Du đứng trước tình cảnh như vậy ông đã dùng tài lực của mình vạch trần tội các của những thế lực chà đạp lên quyền sống của con người đồng ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp, thấu hiểu tâm tư nguyện vọng của những con người ấy rồi giúp họ nói lên được ước nguyện ngàn đời.


Truyện Kiều là áng thơ biểu hiện rõ nhất giá trị nhân đạo ấy, ông đã dùng lời ca ngợi đặc biệt về nhan sắc và tài năng xuất chúng của các nhân vật Thúy Kiều, Thúy Vân, Từ Hải, Kim Trọng…Những người con gái xưa có vẻ đẹp duyên dáng, thùy mị “nghiêng nước nghiêng thành”:


Làn thu thủy, nét xuân sơn

Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh

Tài năng thì khó ai có thể sánh kịp:

Thông minh vốn sẵn tính trời,

Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm


Không chỉ Thúy Kiều, Thúy Vân mà đối với bậc nam tử hán như Kim Trọng và Từ Hải thì Nguyễn Du cũng lựa chọn những lời thơ đẹp để miêu tả ngoại hình, tài năng của họ:


Nền phú hậu, bậc tài danh,

Văn chương nết đất thông minh tính trời.

Phong tư tài mạo tót vời,

Vào trong phong nhã, ra ngoài hào hoa.

Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao

Đường đường một đống anh hào

Côn quyền hơn sức, lược thao gồm tài.


Nếu đẹp về hình thức thì chưa đủ, Nguyễn Du còn rất đề cao phẩm chất, nhân cách của những nhân vật trong thơ ông. Kiều không những có vẻ đẹp ngoại hình khiến “hoa ghen đua thắm, liễu hờn kém xanh” mà nàng còn có lòng hiếu thảo mang nặng nghĩa tình với cha mẹ, nàng sẵn sàng hy sinh cả cuộc đời mình để giải cứu cha:


Làm con trước phải đền ơn sinh thành


Không chỉ thế Kiều còn là người con hết có tấm lòng son sắc, chung thủy với tình yêu, nàng vô cùng xót xa khi phải lựa chọn:


Bây giờ trâm gãy gương tan,

Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân!


Nhà thơ Nguyễn Du không chỉ riêng ca ngợi về vẻ đẹp và tài năng của những con người ấy mà Nguyễn Du đã đứng trên lập trường của nhân bản đứng về phía những con người có số phận nhỏ bé, đứng về lẽ phải để tố cáo thế lực dùng cường quyền chà đạp lên cuộc sống của họ. Từ kẻ “vô danh tiểu tốt” như thằng bán tơ đến lũ vô loài như Sở Khanh, Tú Bà, Mã Giám Sinh, Bạc Bà, Bạc Hạnh, những kẻ nắm quyền lực trong tay mà hống hách như Hoạn Thư, Hồ Tôn Hiến,… Tất cả đã bị vạch trần bộ mặt thật không thương xót.


Tội ác đổ lên đầu người con gái tài hoa khiến nàng Kiều phải chịu cảnh chia ly, yên ấm trong nhà bị thất tán. Vì tội ác đó mà cuộc đời nàng bị vùi dập nơi bể sâu, thậm chí nàng phải mang nỗi oan khuất khó lòng hóa giải. Thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến đã chịu đủ mọi cay đắng thì Nguyễn Du đã rất tinh tế nhận ra rằng họ còn như món hàng trao đổi mua bán:


Cò kè bớt một, thêm hai,

Giờ lâu ngã giá, vàng ngoài bốn trăm.


Nàng đã hai lần bị bán chác vào chốn lầu xanh, bán linh hồn thể xác cho nhơ bẩn:


Thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần.

Con người bị đòn roi vùi dập:

Uốn lưng thịt đổ, dập đầu máu sa.


Những kẻ mang mặt nạ ghê rợn bề ngoài là người thánh thiện bên trong là bộ mặt của những kẻ buôn người, vì tiền đánh mất lương tính. Nguyễn Du thấu hiểu nỗi đau mà con người phải chịu đựng, những lời thơ của tác giả cũng như tiếng khóc than:


Đau đớn thay thân phận đàn bà!


Dường như giữa Thúy Kiều và Nguyễn Du có một sự đồng cảm kì lạ, tác giả thấu hiểu và diễn tả những câu thơ với sự trân thành nhất. Chi tiết mà Nguyễn Du để cho nhân vật của mình có sự bứt phá cao nhất đó là Kiều dám xé rào đêm, xăm xăm băng lối đường khuya một mình sang nhà người yêu bằng cả tình yêu mãnh liệt với sự khát khao cháy bỏng trong nàng. Nguyễn Du người đã dang tay che chở bảo vệ cho người con gái hồng nhan bạc mệnh đó, thể hiện rõ tư tưởng nhân đạo trong tác phẩm.


Giá trị nhân đạo minh chứng cho một tấm lòng, một nhân cách cao cả của thời đại có con mắt trông thấu cõi lòng của những con người có số phận lẻ loi, đau xót. Truyện Kiều sẽ vẫn còn vang vọng mãi đến những thế hệ sau này chính vì tư tưởng nhân nghĩa và đặc sắc nghệ thuật mà tác phẩm tạo nên.

Hình minh họa
Hình minh họa
Hình minh họa
Hình minh họa

xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |