Bài văn phân tích bài thơ "Vận nước" (Quốc tộ) số 5

Bài thơ Vận nước của thiền sư Pháp Thuận được coi là tác phẩm xuất hiện sớm nhất trong bộ phận văn học viết dân tộc. Đỗ Pháp Thuận (915-990) là nhà sư, từng giữ chức vụ cố vấn trong triều đình tiền Lê. Thơ ông thường lời ít nhưng ý nhiều, hàm súc, cô đọng. Bài thơ Vận nước là một trong những bài thơ xuất sắc của nhà sư.


Bài thơ đáp ứng đầy đủ các tiêu chí về thời điểm xuất hiện sớm nhất của văn học viết, có tên tuổi tác giả rõ ràng, có hoàn cảnh sáng tác cụ thể, có tinh thần dân tộc và thực sự có ý nghĩa đóng vai trò đặt nền móng cho một thời đại văn học. Trên thực tế, bài thơ vốn không có tên. Nguyên gốc chỉ là một cách trả lời của thiền sư Pháp Thuận khi được vua Lê Đại Hành hỏi về vận nước bằng bốn câu thơ được chép trong sách Thiền uyển tập anh. Sách này xuất hiện vào thời nhà Trần, nửa đầu thế kỉ XIV. Nhan đề bài thơ Quốc tộ (Vận nước) là do học giả thời nay đặt, căn cứ vào hai chữ mở đầu.


Ngay trong phần mở đầu của bài thơ, tác giả Đỗ Pháp Thuận đã có sự so sánh đầy độc đáo:

Quốc tộ như đằng lạc,

(Vận nước như mây quấn,)


Nhà sư so sánh vận nước như mây quấn. So sánh như vậy nhằm diễn tả rằng vận nước phụ thuộc vào nhiều quan hệ ràng buộc. Vận nước không thể tồn tại của một lực lượng có tính độc lập. Vận nước không chỉ dựa vào một yếu tố mà thành. Nó là quan hệ của nhiều yếu tố để giữ được vận nước phát triển dài lâu, thịnh vượng. Tuy pháp sư không nói ra nhưng ta hiểu: một nước, một quốc gia phải có đường lối trị quốc tốt, phù hợp; có quan hệ ngoại giao và các nước láng giềng tốt; có tiềm năng về quân sự, kinh tế; có sự nhất trí cao giữa người cầm đầu với muôn dân. Có như vậy, thì đâts nước mới thái bình:


Nam thiên lý thái bình.

(Ở cõi trời Nam (mở ra) cảnh thái bình.)


Việc xác định "Trời Nam mở mang nền thái bình" là cách nói thẳng thắn, đầy tinh thần trách nhiệm của nhà sư trước hiện trạng đất nước đang như dây mây kết nối, phức tạp. Đó cũng là sự tiếp nối, hô ứng với nội dung đã được nêu ra từ câu thơ trên. Rõ ràng lời thơ còn có ý nghĩa rộng lớn vượt thời gian của một thời để thành bài học cho muôn đời. Bởi lẽ, triều đại nào cũng rất cần thái độ dám nhìn thẳng vào sự thật, cần sự điều hành, mở mang, vun đắp cho quốc gia được thái bình, thịnh trị. Với câu thơ này, tác giả muốn đem hiểu biết của mình về tư tưởng trị nước bày tỏ với nhà vua (người đứng đầu) làm thế nào để giữ được đất nước yên tĩnh, dân được an cư lập nghiệp.


Vậy, biện pháp nào để đem lại thái bình, an yên cho nhân dân. Ở những câu thơ tiếp nhà sư Pháp Thuận đưa ra các biện pháp để giải quyết vấn đề. Đó là:


Vô vi cư điện các

Xứ xứ tức đao binh.

(Vô vi trên điện các,

Chốn chốn dứt đao binh.)


Vô vi là vô vi pháp của nhà Phật, Nghĩa là từ bi bác ái. Điện các là chỉ triều đình, chỉ nhà vua. Cả câu thơ nên hiểu muốn giữ yên vận nước và để vận nước phát triển thịnh vượng nhà vua phải vô vi, phải làm những gì thuận theo lẽ tự nhiên với lòng người. Theo nghĩa nhà Phật làm cho mọi chúng sinh được yên vui, phải lo cho dân.


Câu thơ cuối bài: "Xứ xứ tức đao binh" thực chất cũng chính là câu trả lời cho vấn đề "vận nước", khẳng định cơ sở vững bền của vận nước trước sau cũng phải dựa trên nền tảng hòa bình, ổn định, thống nhất đất nước. Đây là câu thơ phản ánh truyền thống yêu nước khát khao hoà bình, nhân đạo là nét đẹp của người Việt Nam. Lịch sử dân tộc ta đã chứng minh rằng Việt Nam là một đất nước yêu hòa bình, ghét chiến tranh. Nhân dân ta đã anh dũng chiến đấu hết mình vì nền hòa bình độc lập ấy. Mọi nơi đều hòa bình, không có chiến tranh, lúc đó muôn dân mới được thái bình, ấm no hạnh phúc. Điều mà nhà sư nói trong bài thơ chính là chân lí cho muôn đời nay.


Bài thơ Vận nước bộc lộ tư tưởng trị nước, cách nhìn xa trông rộng của tác giả. Và trên hết, bài thơ thể hiện tình yêu nước, yêu dân của nhà sư Pháp Thuận. Bài thơ mang tính chính luận, có sức sống lâu bền chính bởi đã đề cập đến vấn đề lớn lao của dân tộc, khơi gợi hứng thú và mối quan tâm cho mọi người dân Việt Nam.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |