Bài văn phân tích bài thơ "Tức cảnh Pác Bó" của Hồ Chí Minh số 6

Không chỉ là nhà hoạt động cách mạng kiên trung, bất khuất Bác còn là một con người hết sức lạc quan trong hoàn cảnh khó khăn, khắc nghiệt. Những vần thơ hóm hỉnh như:


Khách đến thì mời ngô nếp nướng

Săn về thường chén thịt rừng quay

Non xanh nước biếc tha hồ dạo,

Rượu ngọt, chè tươi mặc sức say


Những vần thơ như vậy xuất hiện khá nhiều trong các tác phẩm của Bác. Đặc biệt trong thời gian đầu cuộc kháng chiến của dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, phải hoạt động nơi rừng núi Cao Bằng, nhưng không vì thế mà tinh thần ung dung, lạc quan bị mất đi. Nó được thể hiện rõ nét nhất trong bài thơ Tức cảnh Pác Bó.


Mở đầu bài thơ gợi nên không gian hoạt động bí mật của Người ở Việt Bắc: Sáng ra bờ suối tối vào hang. Câu thơ tạo thành hai vế rất cân đối với nhau, thời gian sáng tối, không gian suối – hang, hoạt động ra – vào, cho thấy nhịp sinh hoạt hết sức nề nếp, đều đặn và hết sức nhịp nhàng của người.


Đồng thời cũng cho thấy không gian hoạt động bí mật và còn hết sức khó khăn. Trong giai đoạn đầu, cách mạng còn non yếu, chưa có thế và lực nên phải hoạt động bí mật và gặp nhiều khó khăn nhưng người chiến sĩ cách mạng vĩ đại vẫn hết sức ung dung, tự tại. Quy luật vận động đó cũng khẳng định tinh thần làm chủ hoàn cảnh, chủ động, lạc quan của người chiến sĩ cách mạng.


Không chỉ khó khăn, thiếu thốn trong không gian sống, mà sự khó khăn ấy còn hiện lên trong cả bữa ăn, nơi làm việc của Bác:


Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng

Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng


Câu thơ cho thấy tâm thế ung dung, lạc quan của Bác. Núi rừng thiên nhiên Việt Bắc vẫn luôn sẵn sàng cháo bẹ, rau măng phục vụ cho người chiến sĩ cách mạng. Câu thơ vừa cho thấy cái gian khổ, khắc nghiệt mà Bác phải đối mặt, nhưng đằng sau đó còn là nụ cười hóm hỉnh của một con người tuy sống trong hoàn cảnh khó khăn nhưng vẫn hết sức lạc quan yêu đời.


Và hàng ngày Người vẫn ngồi bên bàn đá chông chênh viết Đường cách mệnh, phục vụ cho cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc. Hai chữ chông chênh gợi lên tư thế không chắc chắn, không vững vàng, cho thấy những khó khăn chất chồng của hiện thực cuộc kháng chiến. Nhưng trên nền hoàn cảnh khắc nghiệt đó, người chiến sĩ cách mạng vẫn vượt lên để hoàn thành nhiệm vụ, để thực hiện nghĩa vụ, lí tưởng cao đẹp của mình, quả đáng trân trọng và khâm phục.


Dù hoạt động cách mạng gian khổ là vậy, nhưng câu kết của toàn bài lại đem đến cho người đọc sự bất ngờ, mà cao hơn chính là cảm phục: Cuộc đời cách mạng thật là sang. Sang được hiểu là sang trọng, đầy đủ. Nhưng trong hoàn cảnh của Bác, ăn uống, nghỉ ngơi thiếu thốn trăm bề liệu có thật sang không?


Đối với Bác điều đó không phải sang, mà cái sang nhất ở đây chính là dịch sử Đảng, là được hoạt động cách mạng để thực hiện lí tưởng đẹp đẽ của mình, đem lại độc lập, tự do, cho dân tộc. Giọng điệu thơ tự nhiên, dí dỏm, mà cũng rất khẩu khí, khẳng định tinh thần thép của người chiến sĩ cách mạng.


Bài thơ sử dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, ý tại ngôn ngoại, lời thơ hàm súc cô đọng, cùng với giọng điệu thơ hỏm hỉnh, vui đùa đã làm nổi bật lên chân dung người chiến sĩ cách mạng. Đó là một con người mang trong mình phong thái ung dung, lạc quan, mang trong mình lí tưởng cao đẹp, cứu nước, cứu đời.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |