Bài văn phân tích bài thơ Theo chân Bác của Tố Hữu số 3
Ôi sức trẻ!
Ôi trai phù đổng!
Vươn vai, lớn bổng dậy nghìn cân
Cưỡi lưng ngựa sắt bay phun lửa
Nhổ bụi tre làng đuổi giặc Ân
Bốn câu thơ trên nhắc đến sự tích kì lạ về cậu bé làng Gióng hoá thành tráng sĩ, nhổ tre đánh tan giặc Ân, bảo vệ bờ cõi nước ta. Giặc tan, tráng sĩ cưỡi ngựa bay về trời. Nhà vua ghi nhớ công ơn, truyền lập miếu thờ và phong tặng danh hiệu cao quý: Phù Đổng Thiên Vương.
Trong suốt mấy ngàn năm liên tiếp bị nạn ngoại xâm, dân tộc Việt Nam muốn có được một sức mạnh to lớn để chiến thắng mọi kẻ thù. Vì vậy, hình ảnh thẩn kì về cậu bé làng Gióng chính là mơ ước của nhân dân ta.
Hình tượng Thánh Gióng trong bài thơ Theo chân Bác chính là hiện thân của lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, ý chí dũng cảm kiên cường đã trở thành truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam.
Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, thế hệ trẻ hăng hái xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước và đã lập nên bao chiến cống lừng lẫy, mở đường đến chiến thắng vẻ vang 30 tháng 4 năm 1975, quét sạch quân thù, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Họ chính là những chàng trai Phù Đổng của thời đại mới, làm rạng danh cho lịch sử bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước của ông cha.