Bài văn phân tích bài thơ "Lượm" của Tố Hữu số 3
Bài thơ được viết trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Đây là nhưng giai đoạn cách mạng gặp nhiều khó khăn, vì tình yêu quê hương đất nước cậu đã xin theo người chú của mình để làm nhiệm vụ cao cả đó cho Tổ Quốc.
Với một vóc dáng nhỏ nhắn nhưng cậu bé rất linh hoạt rất nhanh, Với dáng đi, cử chỉ lời nói của mình đã được tác giả miêu tả một cách rất khái quát hình ảnh chú giao liên yêu đời ấy.
Chú bé loắt choắt,
Cái xắc xinh xinh,
Cái chân thoăn thoắt,
Cái đầu nghênh nghênh,
Ở độ tuổi mười, mười một đó là độ tuổi còn đi học còn trong vòng tay chăm sóc của gia đình nhưng cậu bé không vậy mà đã đảm nhiệm một công việc hết sức khó khăn nguy hiểm mà người lớn cũng không thể nào làm được. Và trong tư tưởng của cậu thì đi làm nhiệm vụ như một chiến đi chơi mà thôi. Với một bộ đồ của đội viên với đầy vết bẩn của bom đạn, bụi đường nhưng trong túi cậu lúc nào cũng đầy những thư từ của các chiến sĩ để liên lạc với nhau.
Đặc biệt cậu có một đôi mắt to tròn, khi cười đôi mắt của cậu híp lại càng thể hiện rõ sự yêu đời, hồn nhiên vo tư của cậu hơn. Cho thấy là một cậu bé yêu quê hương đất nước, khi thực hiện nhiệm vụ của mình cậu luôn là một người yêu đời yêu thiên nhiên.
- "Cháu đi liên lạc,
Vui lắm chú à.
Ở đồn Mang Cá,
Thích hơn ở nhà!"
Những thú vui thích được vui chơi đi đây đi đó tất cả được thể hiện qua những cuộc nói chuyện với chú. Dường như cậu chỉ muốn được đi qua rừng, qua sông suối chứ cậu không muốn được ngồi yên một chỗ. Chi tiết này cho ta thấy được cậu là một người rất ham chơi rất thích những cảnh thiên nhiên hùng vĩ. Nhưng không vì ham chơi mà quên nhiệm vụ của mình đó là mang tin tức đến cho cách mạng.
Cháu cười híp mí,
Má đỏ bồ quân:
- "Thôi, chào đồng chí!"
Cháu đi xa dần...
Với những hình ảnh rất đẹp, tác giả đã khắc họa hình ảnh cậu thanh niên giao liên rất đẹp và đầy nhưng mơ ước. Sự hồn nhiên, vô tư trẻ thơ của em cũng không thể nào tránh khỏi sự tra tấn sự truy đuổi của kẻ thù. Không chỉ người lớn mà các em nhỏ cũng không thể nào tránh khỏi những ác liệt của chiến tranh.
Một hôm nào đó,
Như bao hôm nào,
Chú đồng chí nhỏ,
Bỏ thư vào bao,
Vụt qua mặt trận,
Ðạn bay vèo vèo,
Thư đề "Thượng khẩn",
Sợ chi hiểm nghèo!
Dù sự truy đuổi của kẻ thù thế nào thì cậu bé vẫn không ngại nguy hiểm mà vẫn làm nhiệm vụ như bình thường. Biết là sự ra đi giao liền lần này dù gặp nhiều nguy hiểm nhưng cậu vẫn không ngại mà vẫn đi. Với sự hiên ngang bất khuất đó cậu đã đối diện với một cái chết vô cùng nghiệt ngã giữa một cánh đồng.
Cháu nằm trên lúa,
Tay nắm chặt bông,
Lúa thơm mùi sữa,
Hồn bay giữa đồng.
Cái chết của cậu bé đã được tác giả khái quát giữa một cánh đồng đầy mùi sữa cho thấy cậu bé còn trong độ tuổi vui chơi không được ra đi như vậy. Bên cạnh đó là sự ra đi bên thiên nhiên tâm hồn cậu đã hòa lẫn vào thiên nhiên. Nói lên hình ảnh cậu bé là tiếng thơm cho đời, là một tâm hồn trong sáng.
Lượm ơi, còn không? Câu thơ này thể hiện sự đau buồn luyến tiếc của tác giả dành cho cậu bé. Một cậu bé nhanh nhẹn, hồn nhiên vô tư đã cống hiến cho đời rất nhiều, đặc biệt là cách mạng của ta. Sự hi sinh của cậu đã là tiếng thơm cho đời.