Bài văn phân tích bài "Thơ duyên" số 7

Trên đời này thử hỏi mấy ai không chìm đắm một lần vào tình yêu? Đó cũng là nhận định của nhà thơ Xuân Diệu, người dành cả đời đi tìm kiếm tình yêu định mệnh của mình. Ông là một vần thơ đẹp trong cuộc đời lộn xộn đầy con chữ. Nhưng đáng tiếc, kẻ theo đuổi tình yêu đến cuối đời vẫn chẳng tận hưởng được nó. Tâm hồn e ấp, say mê ấy được Xuân Diệu thể hiện rõ ràng trong bài Thơ Duyên với sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa thiên nhiên và con người. Trong những tình cảm của con người còn chan chứa sự thơ mộng với tình yêu vừa mới chớm.


Chiều mộng hòa thơ trên nhánh duyên

Cây me ríu rít cặp chim chuyền

Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá

Thu đến - nơi nơi động tiếng huyền


Ngay trong đoạn đầu tiên, chúng ta đã bắt gặp một khung cảnh thiên nhiên đầy màu sắc. Khung cảnh đẹp đẽ ấy đã được ghi lại bởi đôi mắt của tác giả, giữ lại khoảnh khắc tuyệt vời nhất. Buổi chiều mơ mộng nên thơ, chũng ta như sờ được cảm giác ấm áp mềm mịn của ánh nắng buổi chiều. Trong lúc ấy, tiếng chim ríu rít phá tan khung cảnh im lặng, khiến cho bức tranh có thêm sự sống. Những cái cây, tán lá vào mùa rụng lá chẳng chút u buồn. Dường như nhờ đôi chim chuyền, dường như đợi ngày chồi nhú, chúng đều đượm màu tươi sáng hân hoan. Và đó chính là thời khắc thu ghé, nơi nơi như vang lên tiếng nhạc dịu dàng.


Tình yêu chớm nở vào một buổi chiều thu nào đó. Trời đất lung linh, những âm thanh vang lên như bản tình ca chúc phúc cho đôi trái tim rạo rực ngập tràn.


Con đường nho nhỏ gió xiêu xiêu

Lả lả cành hoang nắng trở chiều,

Buổi ấy lòng ta nghe ý bạn,

Lần đầu rung động nói thương yêu.


Ngoài một chút tiếng động nhỏ của chú chim chuyền cành, bức tranh nắng thu hầu như không còn có thêm tiếng động. Vậy mà sang khổ thơ thứ hai, những âm thanh dần xuất hiện làm cho bức tranh thêm tươi vui, nhộn nhịp. Dường như, tác giả vừa thổi hồn vào trong những cảnh vật tĩnh lặng ấy. Những cảnh vật quen thuộc cũng được tác giả miêu tả, trở nên khác biệt và đặc sắc hơn. Con đường có gió xiêu xiêu, cành hoang trong gió lả lả, trời đã ngả chiều. Bức cảnh ấy qua đôi mắt nhà thơ như sống lại trong một buổi chiểu đầy nắng. Chắc hẳn, phải có nguyên do gì đó khiến cho đôi mắt người thi sĩ trở nên mơ màng đến thế! Hóa ra, là do vào ngày ấy, tâm trí của chàng trai trở nên rạo rực, bởi một trái tim khác cùng những nhịp đập rộn ràng. Đó là lần đầu tiên biết yêu của cả hai, vậy nên những e ấp, ngại ngùng làmc ho chiều thu thêm e lệ.


Em bước điềm nhiên không vướng chân,

Anh đi lững thững chẳng theo gần,

Vô tâm – nhưng giữa bài thơ dịu,

Anh với em như một cặp vần.


“Điềm nhiên” và “không vướng chân” là hai từ đồng nghĩa. Tuy nhiên trong một câu thơ, tác giả lại dùng hai từ này cạnh nhau như muốn nhấn mạnh tâm trạng vô từ không lo nghĩ của cô gái. Trái ngược với cô gái, chàng trai phía sau có vẻ khá bối rối. Tuy nhiên anh vẫn theo gần, khiến cho khung cảnh về cặp tình nhân biến lãng mạn. Nhưng ngay sau đó, tác giả lại nhấn mạnh từ “vô tâm”. Giữa một khung cảnh đẹp như thế, mà hai con người lại bỏ nỡ, vô tâm chẳng chung tâm hồn đồng điệu. Chẳng đợi khán giả cảm thán, ngay trong những câu tiếp theo, chàng trai lại tự phủ nhận sự “không hợp” của ai người. Trong một bài thơ êm dịu khi thu đến, khi mọi vật hóa dịu dàng, hai người như một cặp vần trong bài thơ. Cặp vần chính là một cặp bắt nhịp trong bài thơ, vậy nên so sánh ấy của Xuân Diệu ngầm khẳng định sự hòa hợp tuyệt đối của đôi nam nữ trẻ.


Mây biếc về đâu bay gấp gấp

Con cò trên ruộng cánh phân vân

Chim nghe trời rộng giang thêm cánh

Hoa lạnh chiều thưa sương xuống dần.


Sau đoạn tâm tình của cả hai, giờ đây thiên nhiên nơi làng quê bình thường trong mắt tác giả cũng trở nên đa tình. Thiên nhiên trong khổ thơ này trở nên “dồn dập”. Hình ảnh mây biếc, con cò, chim và hoa lạnh đều được nhân hóa để trở nên có tình hơn. Dường như tỏng mắt người đang yêu, mọi vật đều trở nên đặc biệt như vậy. Chưa từng có hồn thơ nào đẹp mà lại dịu dàng như Xuân Diệu. Dù là nhỏ bé hư không nhất cũng được sự tinh tế ấy đưa vào trong buổi chiều thu đầy “tình”.


Ai hay tuy lặng bước thu êm

Tuy chẳng búng nhăn gạ tô niềm

Trông thấy chiều hôm ngơ ngẩn vậy

Lòng anh thôi đã cưới lòng em.


Trong ánh nắng nhẹ nhàng, con người lặng bước. Nếu một mình thì thật phí cảnh thơ. May là tắc giả đã có một người đi cùng để chứng kiến hết thảy sự xinh đẹp của đất trời. Cứ nghĩ sự bình tĩnh ấy chẳng thể hiện, nhưng một phút chốc nào đó, người con trai lại “ngẩn ngơ”. Không biết chàng đã say thu dịu, hay say ánh mắt người con gái bước trong gió thu nhẹ nhàng? “Lòng anh thôi đã cưới lòng em”, hóa ra là người con gái đang vô tư bước ấy đã làm cho thi nhân đầy tình yêu ngơ ngẩn. Từ cưới mà tác giả dùng độc đáo mà không hề vô lý. Bởi anh cảm thấy hai người quá hợp, quá đồng điệu nên mới sử dụng “lòng anh”, “lòng em”.


Lý do bài thơ được gọi là “Thơ Duyên” là vì một mối duyên bất ngờ chớm nở vào mùa thu đẹp. Có lẽ là cả cảnh thu, cả tình yêu đôi lưa đã khiến trái tim của người thi sĩ đầy rung động. Cái duyên ấy bất chợt lại trở thành một nghệ thuật, khéo léo nở rộ như đóa hoa điểm xuyết trong bức tranh tĩnh. Thơ Xuân Diệu chính là vậy, khiến con người thêm yêu đời, thêm niềm tin vào một tình yêu mãnh liệt lại dịu êm.

Hình minh hoạ
Hình minh hoạ

xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |