Bài văn phân tích bài ca dao "Thân em như củ ấu gai ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen" số 7
Người phụ nữ trong xã hội xưa thường mang một thân phận vô cùng cay đắng, cùng cực. Họ không có quyền được mưu cầu hạnh phúc cho riêng mình, không có quyền tự quyết định hạnh phúc lứa đôi.
Số phận cả đời của người phụ nữ luôn phụ thuộc vào cha mẹ, hoặc người chồng của mình. Bởi người phụ nữ xưa phải khoác lên mình rất nhiều trách nhiệm, nhiều thứ giá trị đạo đức, lễ giáo phong kiến.
Chính vì vậy, người con gái xưa thường gửi gắm những tâm tư nỗi niềm của mình vào trong những bài ca dao, dân ca như những lời oán than, than thân trách phận, trách số phận nghiệt ngã tạo ra nhiều sự éo le trắc trở đối với người phụ nữ.
“Thân em như củ ấu gai
Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen
Ai ơi,nếm thử mà xem
Nếm ra, mới biết rằng em ngọt bùi”
Trong bài ca dao này hình ảnh trữ tình chính là một cô gái tuổi mới trăng tròn, vừa chớm biết nhớ nhung, khi tuổi xuân đang phơi phới chờ trước mặt. Cô gái mong ước rất nhiều, mơ về hạnh phúc lứa đôi, về mong muốn sẽ tìm được một người con trai hiểu được tâm tư tình cảm của mình, thấu hiểu nỗi lòng và yêu thương mình chân thành.
Nhưng đó chỉ là ước nguyện xa xôi mà thôi, bởi trong xã hội cũ việc trai gái tự do yêu đương rồi tiến tới hôn nhân là điều gần như không thể. Mà cuộc hôn nhân của trai gái, đặc biệt của người con gái là do mai mối, cha mẹ sắp đặt.
Theo lễ giáo "Cha mẹ đặt đâu con ngồi đó" kể cả phải ngồi vào cọc trâu, cọc bò cũng phải cam chịu số phận. Chính vì thế người con gái xưa mới kêu lên ai oán rằng
"Thân em như củ ấu ấu
Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen"
Trong hai câu ca dao này nhân vật trữ tình đã ví von mình giống như một của ấu gai xấu xí, xù xì góc cạnh, không hề dễ thương, đẹp đẽ chút nào. Nhưng đó chỉ là vẻ bên ngoài, là những gì cô gái muốn ẩn đi mà thôi, còn nội tâm người con gái lại vô cùng trong sáng, thủy chung, son sắc.
Tâm hồn cô gái là một người phụ nữ hiền lành đôn hậu, có trái tim nhân ái. Như bà Hồ Xuân Hương xưa đã phải kêu lên trong bài thơ "Bánh trôi nước" rằng:
"Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi, ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son"
Trong bài ca dao này người phụ nữ cũng có cùng tâm trạng với bà Hồ Xuân Hương xưa. Họ đều là những người phụ nữ bị cuộc đời nghiệt ngã xô đẩy tới bước đường cùng không thể tự mình lựa chọn số phận, hạnh phúc cho riêng mình, dù bên trong tâm hồn của họ đều là những con người thánh thiện, thủy chung son sắc.
"Ai ơi,nếm thử mà xem
Nếm ra, mới biết rằng em ngọt bùi”
Trong hai câu thơ này người con gái muốn oán trách số phận nhiều xót xa của mình, muốn lên án tội ác của chế độ xưa khi đẩy những người con gái thủy chung, son sắc phải chịu cảnh ba chìm bảy nổi, cay đắng trăm bề
Nghệ thuật đối lập giữa trắng và đen, xù xì với ngọt bùi thể hiện tâm hồn người con gái ngây thơ, lương thiện xứng đáng được hưởng một cuộc sống hạnh phúc.
Tác giả xưa đã vô cùng tinh tế khi tạo ra sự đối lập giữa hình thức bên ngoài và nội dung bên trong để nói lên nỗi lòng của người con gái đang yêu, khao khát được yêu thương, được hạnh phúc.