Bài văn nghị luận xã hội về người phụ nữ xưa và nay số 3

Phụ nữ là một phần quan trọng trong xã hội. Trải qua hàng nghìn năm dựng xây vì sự vẹn toàn lãnh thổ, đấu tranh chống thiên tai, duy trì nòi giống Lạc Việt, đã kiến tạo nên những đức tính mang bản sắc truyền thống dân tộc ở người phụ nữ Việt Nam. Xuyên suốt tiến trình hình thành và phát triển, phụ nữ luôn có quyền cũng như góp phần nhất định vào mọi thay đổi của xã hội vì nền hòa bình, thống nhất và văn minh nhân loại. Các thành tựu mang tính cách mạng văn hoá, tập tục, phần lớn làm thay đổi cách nhìn nhận từ mọi tầng lớp xã hội đối với người phụ nữ, được khẳng định phẩm chất và năng lực trong các lĩnh vực hoạt động kể cả những lĩnh vực phi truyền thống nhất. Người phụ nữ có vị thế, chỗ đứng cùng phát triển công bằng và ổn định với các tầng lớp nam giới.


Chiếm 51% lực lượng lao động ở Việt Nam, phụ nữ ở nông thôn vẫn đóng vai trò chính trong hoạt động sản xuất nông nghiệp. Phụ nữ vẫn đóng vai trò chính trong công việc gia đình và nuôi dạy con cái. Trong số các đại biểu của Quốc hội Việt Nam, tổ chức quyền lực cao nhất, phụ nữ chiếm 27,3% và được Liên Hiệp Quốc đánh giá là: “Phụ nữ Việt Nam tham gia hoạt động chính trị cao nhất thế giới”. Việt Nam có tỷ lệ nữ tốt nghiệp đại học là 36,24%, thạc sĩ 33,95%, tiến sĩ 25,96%. Lịch sử Việt Nam luôn ghi nhận phụ nữ là nguồn hạnh phúc, chăm sóc chồng con, đỡ đần cha già mẹ yếu, là chỗ dựa cho gia đình trong nhiều phương diện cuộc sống.


Có vai trò người yêu, người vợ, người mẹ, người phụ nữ luôn được yêu thương và chiếm vị trí quan trọng trong mọi tầng lớp người Việt. Đó là: Quốc Mẫu Âu Cơ, theo truyền thuyết, khoảng gần năm nghìn năm trước đã kết duyên cùng vua Lạc Long dòng dõi rồng, sinh được một trăm người con trai; Trưng Vương (40 - 43), tuy triều đại chỉ tồn tại ba năm song đã chứng tỏ tinh thần bất khuất của người phụ nữ trong thời kỳ đầu giữ nước; Triệu Thị Trinh (225 - 248) cùng anh Triệu Quốc Đạt khởi nghĩa năm 248 chống quân Đông Ngô cai trị tàn ác; Thái Hậu Dương Vân Nga (942 - 1000) là người đàn bà quyền lực của hai triều đại nhà Đinh và nhà Tiền Lê, bà được biết đến với vai trò là vợ của hai vua; nguyên phi Ỷ Lan (tên thật là Lê Thị Ỷ Lan) triều Lý, bà xuất thân từ gia đình nông dân nhưng sau trở thành Hoàng thái hậu; công chúa Huyền Trân (cuối thế kỷ 13, đầu thế kỷ 14) là con gái vua Trần Nhân Tông, bà được gả cho vua Chiêm Thành (Champa) để đổi lấy hai châu Ô và Lý cho nước Đại Việt; công chúa An Tư (thời vua Trần Nhân Tông) là con gái út vua Trần Thánh Tông, bà bị gả cho Thoát Hoan nhằm trì hoãn sức giặc, nuôi chí lớn chờ thời cơ đánh giặc; công chúa Ngọc Hân (1770 - 1799) là con vua Lê Hiển Tông, bà có tài văn học nên được Hoàng Đế Quang Trung Nguyễn Huệ phong làm Bắc cung Hoàng Hậu; công chúa Ngọc Vạn (thế kỷ 17) giữ những chức vụ quan trọng trong triều Chân Lạp, bà đã có công mở đường cho người Việt trong cuộc Nam tiến mở rộng giang sơn; Bùi Thị Xuân (? - 1802) là tướng tài giỏi của nhà Tây Sơn, vợ của danh tướng Trần Quang Diệu. Phụ nữ là những nhà văn, nhà thơ có danh phận.


Được nhiều đời truyền tụng như nữ sĩ Đoàn Thị Điểm (1705-1746) người tỉnh Bắc Ninh, hiệu là Hồng Hà nữ sĩ rất giỏi thơ văn; nữ sĩ Hồ Xuân Hương (1780-1820) có tài thơ văn cả về chữ Nôm và chữ Hán; Bà Huyện Thanh Quan (Đầu thế kỷ 19) tên thật là Nguyễn Thị Hinh, bà được mời làm Cung Trung giáo tập, dạy cung phi và công chúa trong cung; Thái Hậu Từ Dũ (1810-1902) người tỉnh Gia Định, hiệu Từ Dũ Bác Huệ Thái hoàng Thái hậu, là quý phi của vua Thiệu Trị, sinh ra vua Tự Đức nên trở thành Thái Hậu; Tú Xương (cuối thế kỷ 19) người tỉnh Hải Dương, là hiền thê nhà thơ trào phúng Trần Tế Xương... Ngoài ra, không ít bộ phận phụ nữ tuy chỉ là dân thường lam lũ với những số phận, tâm tư eo hẹp, nhưng cũng được trân trọng lưu dấu lại hình ảnh và ghi chép, kể cả vào những thời Nho giáo độc tôn nhất.


Hình ảnh phụ nữ thông qua văn thơ, ca dao, tục ngữ truyền tụng trong dân gian: “Thân cò lặn lội bờ ao/Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non”. Phần nào minh chứng người phụ nữ xưa thường bị gạt ra lề cuộc sống thiết yếu nhưng chặt đầy tính gia phong cổ hủ. Bị dồn nén vào khuôn khổ chật hẹp của đời sống gia đình: “Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử” (Ở nhà theo cha, lấy chồng theo chồng, chồng chết theo con trai). Sau khi lấy chồng, người con gái phải học hành nhiều thứ, nhưng học không phải để thi cử, tiến thân mà học để chuẩn bị cho cuộc sống bên nhà chồng. Còn có quan niệm, việc hôn nhân của người phụ nữ là do số phận sắp đặt sẵn cho mỗi người trong số họ, may mắn thì gặp được người chồng tử tế, giỏi giang, nếu lỡ lấy phải người chồng vũ phu hay nghèo khó thì cũng phải gắng chịu. Người phụ nữ làm dâu có trách nhiệm và biết quán xuyến mọi việc gia đình, đã sinh ra những ý chí và nghị lực can trường trong họ, những thực tế cuộc sống vẫn đẩy họ đến cảnh cam chịu, gần như suốt cả cuộc đời phải gánh chịu những hậu quả không ra gì về cả thể xác lẫn tinh thần. Với quan niệm “tài trai lấy năm lấy bảy, gái chính chuyên chỉ có một chồng”, những người phụ nữ là nạn nhân của chế độ đa thê (bất kể là vợ cả hay vợ lẽ) luôn chìm đắm trong những mối mâu thuẫn, bất hòa, khổ đau. Nhiều khi chỉ vì những chuyện rất vụn vặt. Cả khi người chồng chết, người phụ nữ cũng mất hết quyền thừa kế tài sản và phải phục tùng người con trai.


Phần lớn phụ nữ Việt Nam thời xưa không được coi trọng, không có được địa vị xứng đáng trong gia đình, xã hội, phải gánh chịu nhiều sự áp đặt, bất công, tư tưởng trọng nam khinh nữ (Nam trọng nữ khinh, nam ngoại nữ nội). Phụ nữ rất khó có cơ hội phát triển ngang tầm với sự phát triển của xã hội, họ chỉ là hình bóng sau lưng người chồng trong các gia đình, tuy nhiên vẫn được xem là tác nhân trong sự thành công của người chồng.


Tính đề cao đối với người phụ nữ Việt Nam từ xưa vẫn là tinh thần làm việc và đấu tranh có lịch sử hàng nghìn năm. Phụ nữ Việt Nam cống hiến rất nhiều và mọi mặt cho nền độc lập, thống nhất của đất nước, từ các cuộc chiến tranh đã sản sinh ra những nữ anh hùng dân tộc, để lại danh tiếng cho các đời sau họ như Nguyễn Thị Minh Khai, Võ Thị Sáu, Hoàng Ngân, Mạc Thị Bưởi, Nguyễn Thị Chiên, Nguyễn Thị Lét, Tạ Thị Kiều, Kan Lịch, Lê Thị Hồng Gấm, Nguyễn Thị Định,Nguyễn Thị Bình, Nhất Chi Mai, Nguyễn Thị Út (Út Tịch). Sự mở đầu trang sử là cuộc chiến chống quân xâm lăng của Hai Bà Trưng, cùng lời thề xuất quân: “Một xin rửa sạch nước thù, Hai xin dựng lại nghiệp xưa họ Hùng, Ba kẻo oan ức lòng chồng, Bốn xin vẹn sở công lênh này”. Vài thế kỷ sau, người thiếu nữ Triệu Thị Trinh đã tự khẳng định mình là một nhi nữ hào kiệt: “Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp làn sóng dữ, chém cá kình ngoài biển Đông…”


Các cuộc chiến tranh sau này xuất hiện nhiều phụ nữ tiêu biểu trong khó khăn gian khổ. Họ là những con người gan dạ không quản ngày đêm và bom đạn, vừa lao động sản xuất, vừa sẵn sàng cho chiến tranh. Tinh thần của họ là “Ruộng rẫy như chiến trường, cuốc cày như vũ khí”, gồm có hàng vạn nữ nông dân và công nhân "tay cày, tay súng", "tay búa, tay súng" làm nên một hậu phương vững chắc, trên ruộng đồng, công trường, nhà máy, xí nghiệp, hầm mỏ. Người phụ nữ bước ra từ các cuộc chiến tranh giải phóng của dân tộc, được nhân dân và nhà nước Việt Nam tôn vinh là những nữ anh hùng và những bà mẹ Việt Nam anh hùng, được Chủ tịch Hồ Chí Minh trao tặng tám chữ vàng "Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang".


Ngày nay tuy chưa phải đã hết những định kiến, nghi ngại, thậm chí là kỳ thị, nhưng xét toàn diện, thì người quan sát trong và ngoài Việt Nam đều có sự thống nhất nhận xét về phụ nữ Việt Nam, cả về số lượng và chất lượng đóng góp đã gìn giữ và phát huy được vai trò đối với thực tiễn phát triển xã hội trên mọi lĩnh vực thiết yếu. Từ phải đảm đương vai trò "đối nội" trong khuôn khổ gia đình, phụ nữ ngày nay còn tài cán với các trọng trách "đối ngoại", là một sự nghiệp không còn chỉ dành cho nam giới. Họ phải khẳng định giá trị, khả năng bằng sự nghiệp và tính vươn lên của bản thân. Khát vọng với sự nghiệp không đơn giản chỉ như thoát khỏi vòng cương tỏa từ khuôn khổ gia đình. Hơn thế nữa họ khẳng định vị thế như là những người đứng đầu tập đoàn, công ty doanh nghiệp, thậm chí là những lãnh đạo trong các tổ chức của chính phủ.


Những thành tích của họ được xã hội ghi nhận và đánh giá cao trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ và giáo dục. Không ít nữ học sinh, sinh viên đạt giải cao trong các kỳ thi cấp quốc gia và quốc tế. Tầng lớp nữ trí thức có những công trình khoa học giá trị, mang lại hiệu quả kinh tế cao: Số nữ Giáo sư chiếm tỷ lệ 3,5%; Phó giáo sư 5,9%; Tiến sĩ 12,6%; Tiến sĩ khoa học 5,1%; 19 nữ Anh hùng lao động, và nhiều Giải thưởng NSND, NSƯT. Tỷ lệ nữ là đại biểu Quốc hội tăng qua các thời kỳ bầu cử (khóa I (1946 - 1960) là 3%, đến khóa XII (2007 - 2012) tăng lên là 25,76%). Ngành Giáo dục và Đào tạo từng có nữ bộ trưởng, và đương nhiệm thứ trưởng, và nhiều phụ nữ làm cán bộ quản lý các cấp Vụ, Viện, Sở, Phòng, Ban, các trường và các đơn vị giáo dục: Có 11 nữ nhà giáo được phong danh hiệu Nhà giáo nhân dân, 1.011 nữ nhà giáo được phong danh hiệu Nhà giáo Ưu tú...


Người phụ nữ Việt Nam tham gia vào nhiều lĩnh vực khác nhau và có ảnh hưởng không nhỏ đối với giá trị và lợi ích của toàn xã hội. Được thể hiện thông qua các môi trường kinh tế, chính trị, văn hoá, nghệ thuật. Song, xét cho cùng thì cái gì cũng có hai mặt của nó, tuy có rất nhiều phụ nữ khẳng định được vị thế của mình trong xã hội thời nay nhưng không ít phụ nữ đòi quyền bình đẳng với nam giới bằng cách như bia bọt rượu chè, tình dục bừa bãi và rất nhiều cái xấu khác nữa. Đó là một vấn đề mà chính phụ nữ Việt Nam chúng ta phải khắc phục, để cho xứng đáng là phụ nữ Việt Nam.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |