Bài văn nghị luận xã hội về lòng biết ơn số 7

“Trong cuộc sống đời thường, chúng ta hầu như không nhận ra rằng mình nhận nhiều hơn là cho đi, và chỉ khi có lòng biết ơn thì cuộc sống mới trở nên phong phú” (D. Bonhoeffer). Thật đúng như vậy, con người chúng ta được xem là loài động vật bậc cao, đứng lên trên muôn loài trên Trái Đất này ngoài sáng tạo ra ngôn ngữ còn có hoạt động của tư duy. Trong sự phức hợp của phần kiến trúc thượng tầng này, thì lòng biết ơn chính là một trong những điều làm nên sự đặc biệt.


Biết ơn là sự ghi nhớ và trân trọng những gì mình nhận được từ người khác. Lòng biết ơn là sự thể hiện sự biết ơn của mình đối với những thành quả lao động của ông cha ta để lại. Lòng biết ơn là cơ sở khẳng định phẩm chất của con người. Lòng biết ơn được thể hiện rất phong phú trong cuộc sống hằng ngày của mỗi chúng ta. Sự biết ơn được phát huy hàng ngày, hằng giờ, từ những hành động nhỏ lẻ cho đến những hoạt động lớn lao.


Con người Việt Nam có truyền thống ngoan hiền, hiếu thảo, lòng biết ơn được thể hiện thông qua phong tục thờ cúng ông bà, tổ tiên. Thể hiện tinh thần biết ơn sâu sắc của con cháu dành cho ông bà, cha mẹ, những người đã có công lao sinh thành, nuôi dưỡng. Không những vậy, họ còn thờ cúng tất cả những bậc nhân thần (những con người bình thường, có công với đất nước, sau khi mất được tôn lên làm thần), những Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Cảnh, tấm ảnh Bác Hồ giản dị linh thiêng được treo ở vị trí trang trọng giữa nhà… Đó được xem là truyền thống tốt đẹp của tín ngưỡng dân gian, như một dòng chảy, một sợi dây liên kết suốt chiều dài lịch sử dân tộc. Là điều mà chúng ta không thể dễ dàng bắt gặp ở nhiều dân tộc khác.


Có lẽ Việt Nam cũng là một trong những quốc gia có nhiều ngày tưởng niệm nhất trên thế giới trong suốt một năm. Ngày 27/7, ngày 22/12, ngày 20/10…, đó là những ngày lễ trọng đại của đất nước, để tri ân các anh hùng liệt sĩ, những bà mẹ Việt Nam bất khuất, đảm đang. Đó là tiếng nói lên tiếng cho lòng biết ơn đối với những con người đã vì đất nước ngã xuống cho hòa bình dân tộc.


Không thể không kể đến truyền thống tôn sư trọng đạo của con dân Việt. Ngày xưa, dưới chế độ phong kiến, người thầy chỉ đứng sau “Quân” và “Phụ mẫu”, địa vị luôn được kính trọng. Ngày nay, bước vào xã hội hiện đại, thì người giáo viên lại càng được tôn trọng.


Lòng biết ơn đã là một chuẩn mực đạo đức đẹp trong tâm thức người con dân Việt. Như D. Bonhoeffer đã nói: “Trong cuộc sống đời thường, chúng ta hầu như không nhận ra rằng mình nhận nhiều hơn là cho đi, và chỉ khi có lòng biết ơn thì cuộc sống mới trở nên phong phú ”. Lòng biết ơn là đức tính quan trọng của mỗi con người. Người sống có lòng biết ơn là những người thấu hiểu đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”, họ nhận thức được bản thân mình khi được sinh ra đã mang trong mình một cái ơn lớn của đất trời, của vũ trụ. Sống trong cái vũ trụ ấy, việc nhận được và cho đi đó là một lối sống văn hóa, tình nghĩa, từ những gì chúng ta nhận được và trao cho nhau, chúng ta đang góp sức xây dựng một cuộc sống xinh đẹp, tươi sáng.


Để có thể xây dựng được một môi trường như vậy, việc chúng ta chính là hành động ngay bây giờ. Không phải chỉ có những hành động lớn lao thì mới thể hiện được lòng biết ơn, mà nó tồn tại trong những hành động hằng ngày. Biết ơn đối với bát cơm mà mỗi ngày mẹ nấu, biết ơn những giọt mồ hôi thấm áo trên đôi vai hao gầy của cha. Biết ơn ông bà đã kể cho chúng ta nghe những câu chuyện thấm tình gia đình. Biết ơn những lời giảng nhiệt tình của thầy cô trên lớp, biết ơn bác bảo vệ nhỏ nhắn trước cổng trường ngày ngày trông coi ngôi trường thân yêu của mình. Biết ơn dân tộc khi bản thân ta mang một trái tim đỏ, một màu da vàng, một bọc trứng trăm con cùng nở.


Từ những khoảnh khắc định hình bản thân đó, chúng ta hãy hăng hái tham gia những hoạt động hướng tới lợi ích cộng đồng, những hoạt động đền ơn đáp nghĩa… đó không chỉ giúp chúng ta chui rèn tính tình, mà còn hun đúc thêm tinh thần vào đạo đức của một con người hiểu về lòng biết ơn một cách sâu sắc.


Tuy nhiên, trong thực tế xã hội không phải lúc nào cũng như bản thân con người mong ước. Không phải một con người nào cũng mang trong mình những giá trị của lòng biết ơn. Cũng có một số người trong xã hội, họ sống trong sự vô ơn. Chỉ biết nhận cho bản thân mà không bao giờ nghĩ đến việc từ đâu mà họ có được những lợi ích đó. Họ như biển chết, chỉ biết dang tay đón nước từ các nguồn suối vào lòng, nhưng không phân phát, chia sẻ cho những nhánh nước nhỏ hơn, dần dần những người ấy sẽ tách mình ra khỏi xã hội, như biển chết, nước mặn chát, và chẳng có bất cứ loài sinh vật nào sống gần đó được. Đã có biết bao nhiêu câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ hay xuất phát từ sự vô ơn này như: “Ăn cháo đá bát”, “Qua cầu rút ván”, “Vong ơn bội nghĩa”…


Lòng biết ơn là một trong những đức tính quan trọng nhất của con người. Có lòng biết ơn, con người sẽ trở nên hiền hòa, nhân từ, có trước sau và khơi nguồn cho biết bao nhiêu đức tình tốt đẹp khác xuất hiện. Và khi có lòng biết ơn, tâm hồn bạn sẽ chẳng còn là một “tinh cầu giá lạnh, với vì sao trơ trọi cuối trời xa”, mà đó sẽ là một tâm hồn “đậm hương”, “rộn tiếng chim” trong khu “vườn đầy hoa lá”.

Bài văn nghị luận xã hội về lòng biết ơn số 7
Bài văn nghị luận xã hội về lòng biết ơn số 7
Bài văn nghị luận xã hội về lòng biết ơn số 7
Bài văn nghị luận xã hội về lòng biết ơn số 7

xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |