Bài văn nghị luận số 3

Dân gian vẫn thường nói rằng:


“Một chào, hai dạ, ba thưa

Tưởng chừng là dễ, mấy ai tận tường”


Từ ngàn đời nay, trong văn hóa của người Việt Nam, lời chào hỏi vẫn luôn được xem là một nét truyền thống đẹp đẽ, đã được duy trì từ ngàn đời nay. Lời chào hỏi còn là biểu hiện của con người có văn hóa, biết cách ứng xử trong cuộc sống. Nhưng trong xã hội hiện nay, nét đẹp văn hóa ấy ngày càng bị mai một, đặc biệt là trong tầng lớp học sinh, làm mất đi giá trị, ý nghĩa vốn có của nó.


Lời chào vốn là một hình thức khỏi đầu một cuộc trò chuyện trong giao tiếp xã hội. Nó bao gồm cả chào và hỏi. Chào hỏi là dùng lời nói hoặc cử chỉ để biểu thị thái độ trân trọng, cung kính và thân thiết của mình đối với người khác. Chào hỏi còn được dùng để tỏ thái độ kính cẩn trước cái cao quý, thiêng liêng.


Người ta vẫn thường nói rằng “lời chào cao hơn mâm cỗ” tức để nói về giá trị ý nghĩa của lời chào trong đời sống con người. Người biết chào hỏi là người biết cư xử đúng phép tắc lịch sự, là con người có văn hóa trong xã hội. Lời chào còn cho thấy đó là con người lịch thiệp. Lời chào còn tạo ra sự thân mật giữa những người xa lạ, xóa đi khoảng cách, khiến mọi người gần nhau hơn. Hình thức của lời chào rất đa dạng, phong phú, có thể là một phát ngôn, một lời nói, cũng có thể là nụ cười tươi tắn, hay cái gật đầu nhẹ nhàng. Nhưng tất cả các hình thức ấy cần phải thể hiện được sự gần gũi, thân thiện thì khi ấy mới trở thành một lời chào hỏi thực thụ.


Tuy nhiên, giời trẻ ngày nay lại không thể nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của lời chào hỏi. Cách chào hỏi chưa đúng chuẩn mực, các em thường xuyên lạm dụng tiếng nước ngoài để chào hỏi người lớn: hello, hi,… đó là cách chào thiếu tôn trọng với những người lớn tuổi hơn mình. Đến trường nhiều bạn còn né tránh thầy cô vì sợ phải chào,… Nhưng các bạn không hề biết rằng những việc làm ấy của mình là thiếu lịch sự, đang làm mai một dần nét văn hóa ứng xử đẹp đẽ của cha ông ta.


Vậy, đâu là nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên. Trước hết là do ý thức của con người. Họ thiếu hiểu biết, suy nghĩ lệch lạc thực dụng, ích kỷ, thiếu hòa đồng với mọi người xung quang mình. Bên cạnh đó, là môi trường giao dục gia đình. Gia đình từ trước đến nay vẫn luôn là cái nôi sinh dưỡng trực tiếp đến nhân cách của ta. Cho nên, khi cha mẹ ít quan tâm tới con cái hau không bảo ban, dạy dỗ đã ảnh hưởng rất lớn đến sự nhận thức của con em. Từ đó, hình thành nên tính cách lệch lạc, không đúng chuẩn mực trong mọi việc, đặc biệt là trong lời chào.


Hậu quả của việc làm đó là rạn nứt tình cảm, con người sống với nhau như một côc máy, thiếu hòa đồng, sự đoàn kết, tình yêu thương, thậm chí gia tăng sự mau thuẫn, ghen ghét lẫn nhau. Và hơn hết, người có văn hóa ứng xử kém, mà trước hết là lời chào hỏi không có được thì chắc chắn đạo đức cũng không tốt, sẽ bị mọi người xa lánh, ghét bỏ, ảnh hưởng rất lớn tới cuộc soogs và công việc của bản thân mình…


Ngày hôm nay có thể trở thành một ngày đầy sinh lực với bạn - và với người khác - nếu bạn bỏ thời gian để trao cho ai đó nụ cười, để thốt lên một lời tử tế, để chìa tay ra cho người đang cần giúp đỡ, để viết một lời cảm ơn, để cho đi một lời khuyến khích với người đang cố gắng vượt qua rắc rối… để chia sẻ một phần tài sản vật chất với những người xung quanh. Có nghĩa là, lời chào hỏi nhau quan trọng và cao quý hơn mọi vật chất.


Trong lễ giáo dân tộc, lễ nghi đứng ở hàng đầu trong những phẩm chất tôn quý của con người. Bởi thế, biết chào hỏi nhau là sống đúng với đạo lí dân tộc, khẳng định phẩm chất tốt đẹp của con người, cần phải hết sức giữ gìn.

Hình minh họa
Hình minh họa
Hình minh họa
Hình minh họa

xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |