Bài văn nghị luận số 2

“Đi đến nơi nào, lời chào đi trước,

Lời chào dẫn bước, con đường bớt xa.”


Mỗi người chúng ta, trong cuộc hành trình đầy chông gai của đường đời, rất cần có cho mình một kỹ năng sống để làm hành trang chiếm lĩnh thành công, hạnh phúc và tất cả những giá trị đích thực của cuộc sống. Bàn về kỹ năng sống, có thể sẽ có rất nhiều người cho rằng nó là vô biên nhưng có một nét đẹp trong giao lưu, ứng xử hằng ngày lại là điều mà chúng ta cần lưu tâm và bàn luận. Đó chính là lời chào.


Từ thuở ấu thơ, khi cắp sách đến trường tiểu học, ta đã được học câu “Tiên học lễ, hậu học văn”. Đó là bài học đầu đời, được để thành bằng đỏ gắng trong từng lớp học. Người Á Đông chúng ta vô cùng coi trọng lễ nghĩa, trong đó thì lời chào hỏi là một vấn đề vô cùng quan trọng. Người Trung Quốc còn phân biệt nhiều cách chào với những sắc thái khác nhau như thân mật, gần gũi, xa cách, xã giao… Ông bà ta từ xa xưa đã có câu “Lời chào cao hơn mâm cỗ”. Đối với những người ta gặp lần đầu thì lời chào sẽ giúp ta khởi đầu câu chuyện, khiến hai người lạ bỗng trở nên thoải mái, gần gũi dễ chia sẻ với nhau hơn. Đối với những người trong nhà hay những người đã thân quen thì gặp nhau, một lời thăm hỏi hay chỉ là mỉm cười chào nhau sẽ làm cho tình cảm trở nên gần gũi, gắn bó và thân mật hơn rất nhiều.


Một lời chào lễ phép, lịch sự qua điện thoại: “Cháu chào bác ạ, bác cho cháu gặp bạn A có được không ạ?”, sẽ làm cho người nghe ấm lòng hơn rất nhiều. Trẻ nhỏ khi biết vòng tay, cúi đầu chào ông bà, cha mẹ, chào khách đến nhà là những đứa trẻ ngoan. Đứa bé từ khi bi bô tập nói đã được người thân trong gia đình dạy cho tiếng “Ạ”, học cách vẫy tay chào và chào mọi người trong gia đình. Đó là truyền thống đẹp đẽ từ xa xưa của dân tộc ta. Đó là biểu hiện cho lễ nghi, cho văn hóa của một con người và cũng thể hiện sự tôn trọng, tình cảm của mình đối với những người xung quanh.


Ấy vậy mà không ít bạn trẻ ngày nay lại thờ ơ, bỏ quên truyền thống vốn rất quý báu ấy của dân tộc. Có nhiều quan niệm cho rằng gặp nhau không cần phải nề hà, chào hỏi mọi chúng thật là khách sáo. Hàng xóm, bạn bè, người trong nhà gặp nhau mỗi ngày chào làm chi nữa cho mệt cho phiền phức. Lại có người cho rằng lời chào khi phải chào hỏi người khác trước thì giống như việc phải hạ thấp mình. Thậm chí có người cho rằng, người miền Nam sống cởi mở, phóng khoáng đã quen, chào là lề lối, khuôn phép chẳng thể giống như người miền Bắc. Quan niệm, suy nghĩ như vậy phải chăng có đúng?

Xin kể cho các bạn nghe về một câu chuyện cười của một cụ già tám lăm tuổi kể lại. Có lần, ông cụ ra ngõ, gặp một cậu bé mặt mũi rất sáng sủa, ông cụ cất lời chào trước: “Ông chào cháu bé!” Khi nghe thấy lời nói đó, thằng bé vô cùng ngạc nhiên đứng ngây ra nhìn ông. Sau đó, nó chạy ù đi nói với lũ bạn gần đó: “Lão già ngoan quá các mày ạ! Lão vừa mới chào tao đấy!” Khi nghe thấy những câu nói đó, ông cụ đứng lặng người, không biết phải suy nghĩ ra sao.


Việc thực hiện lời chào, giữ gìn nét đẹp văn hóa của dân tộc từ khi nào đã bị xem nhẹ như thế, từ khi nào những đứa trẻ đã chẳng còn được học cách giáo dục con như cha mẹ chúng, ông bà chúng ngày xưa đã từng? Lời chào từ khi nào chẳng còn là lời đầu môi, là lời mở đầu mọi câu chuyện? Lời chào, nếu nó được cất lên bởi tiếng lòng chân thành, thái độ niềm nở thì tác dụng của nó đem lại là rất to lớn chứ không phải là khuôn sáo, câu nệ. Nếu bảo rằng việc chào hỏi người khác trước là tự mình hạ thấp chính bản thân mình thì lại càng là không phải. Đó là cách suy nghĩ vô cùng thiển cận. Người nhỏ, chào người lớn trước là thể hiện một thái độ tôn kính. Còn lại, lời chào được phát ra một cách tự nhiên, do bản năng và cách giáo dục của con người thì đó không phải là chuyện đùn đẩy ai là người chào trước. Do có suy nghĩ sai lệch như vậy nên bạn bè gặp nhau lâu ngày, nhiều người không chào, không một nụ cười, không một lời hỏi thăm…


Nếu như lời chào không có tác dụng tuyệt vời của nó thì tại sao khi đi phỏng vấn chúng ta cần phải cất lời chào lịch sự, ánh nhìn thân thiện để gây cảm tình cho người phỏng vấn mình? Tại sao khi các cô gái đi dự thi hoa hậu Thế giới thường phải nói lời chào bằng tiếng anh trước nhân dân của nước đăng cai tổ chức? Người ngoại quốc sang Việt Nam, không biết nói tiếng ta mà chỉ cần nói được câu chào thì người nghe là ta đã thấy vui sướng trong lòng. Hơn nữa, chào hỏi lẫn nhau còn là lịch sự, duyên dáng, văn minh của con người trong cách ứng xử và cũng là nét đẹp trong thuần phong mỹ tục của Việt Nam và toàn thế giới…

Hình minh họa
Hình minh họa
Hình minh họa
Hình minh họa

xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |