Bài văn mẫu số 7

Trong tiến trình phát triển của văn học Việt Nam, ba tác phẩm văn học có giá trị như những bản tuyên ngôn độc lập của đất nước. Đó là Nam quốc sơn hà của Lí Thường Kiệt, Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi và Tuyên ngôn độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong đó, Bình Ngô đại cáo đã thể hiện rõ lòng yêu nước và tự hào của dân tộc, như một "áng thiên cổ hùng văn" bất hủ của dân tộc. Bài thơ được viết vào những năm 1982, khi mà nghĩa quân vừa đánh bại giặc Minh, kết thúc chiến tranh xâm lược đất nước.


Đoạn 1 và đoạn 2 của bài thơ đã nêu rõ tư tưởng nhân nghĩa xuyên suốt tác phẩm và vạch rõ tội ác "trời không dung, đất không tha” của kẻ thù.


"Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo" .


"Yên dân" là giúp cho đời sống của nhân dân được yên bình, đủ đầy, ấm no. Dân có yên thì đất nước mới ổn định, mới phát triển và vững bền. Việc "nhân nghĩa" là việc làm hợp lòng người, mục đích vì con người, vì ích lợi của nhân dân. Muốn dân yên thì phải lo "trừ bạo", tiêu diệt lũ cướp nước và bán nước, trừ bạo cũng là nhân nghĩa. Nguyễn Trãi đã thể hiện tư tưởng lấy dân làm gốc, tư tưởng ấy xuất phát từ mục đích hành động cụ thể, đó là yêu nước, là thương dân, là lo cho dân, và đấu tranh đánh đuổi giặc ngoại xâm. Càng muốn đời sống nhân dân đủ đầy, ấm no phải phá tan kẻ thù hung tàn bạo ngược, đó là quy luật tất yếu.


“Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,
Núi sông bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác;
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương;
Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau,
Song hào kiệt thời nào cũng có.”


Nhân nghĩa không chỉ là yên dân, nhân nghĩa còn là ý thức bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia, là văn hoá, cốt cách dân tộc. Tác giả đã khẳng định nền văn hiến của nước Đại Việt ta từ hàng ngàn năm trước đã có, đó là sự trường tồn theo thời gian, mãi mãi vững bền. Lãnh thổ đã phân rõ, phong tục mỗi miền có đặc trưng, độc đáo riêng không thể nhầm lẫn được. Từ bao đời Triệu, Đinh, Lí, Trần đã thống nhất, dựng xây nên nền độc lập, Đại Việt cũng như các triều đại Trung Quốc vậy, cũng hưng thịnh và phát triển, cúng hùng mạnh và thống nhất. Đặt các triều đại của Đại Việt ngang hàng với các nhà Hán, Đường, Tống, Nguyên của Trung Quốc để cho thấy được lãnh thổ, sức mạnh riêng của dân tộc ta mà không ai có thể phủ nhận được. Tuy thời thế mạnh yếu khác nhau, song đất Việt luôn có những nhân tài, hào kiệt, thao lược tài ba. Câu thơ như một lời cảnh cáo đối với những kẻ lăm le thôn tính Đại Việt. Đó là sự tự hào, lòng tự tôn mãnh liệt về văn hoá, lãnh thổ và con người nước Việt, là căn cứ chắc chắn để khẳng định với thế giới rằng nước ta hoàn toàn có tư cách độc lập và xứng đáng được hưởng thụ nền độc lập ấy.


“Cho nên:
Lưu Cung tham công nên thất bại;
Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong;
Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô
Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã
Việc xưa xem xét, chứng cứ còn ghi.”


Nhờ vậy mà bao chiến công lừng lẫy năm châu, khiến sông núi cũng phải cất lên tiếng reo hò vui mừng, bao thất bại của quân giặc gánh chịu là do chúng tự chuốc lấy. Lưu Cung, Triệu Tiết, Toa Đô, Ô Mã không bị giết thì cũng bị bắt sống, chuốc lấy thất bại thảm thương. Những kẻ phi nghĩa, ác độc dù có lớn mạnh vẫn không thể thắng được chính nghĩa, thắng được lòng dân.


Để minh chứng cho sự thất bại đó, tác giả đã tố cáo những tội ác mà chúng đã gây ra cho dân tộc ta:


“Nhân họ Hồ chính sự phiền hà
Để trong nước lòng dân oán hận
Quân cuồng Minh thừa cơ gây hoạ
Bọn gian tà còn bán nước cầu vinh”.


Giặc Minh lợi dụng thời cơ đất nước rối ren mà xâm chiếm nước ta. Chúng áp bức, bóc lột đồng bào ta, ra sức vơ vét sức người sức của của nhân dân Đại Việt. Chúng tàn sát bao người vô tội:


“Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ
Dối trời lừa dân đủ muôn ngàn kế
Gây thù kết oán trải mấy mươi năm
Bại nhân nghĩa nát cả đất trời.
Nặng thuế khóa sạch không đầm núi.”


Thuế khóa nặng nề, đàn áp vô nhân đạo, huỷ diệt thiên nhiên môi trường, vơ vét từng gốc cây ngọn cỏ của nhân dân Đại Việt. Những tội ác tày trời mà chúng gây ra khiến nhân dân càng thảm thương, đói khổ, đau thương làm sao kể xiết! Cùng với đó, bọn gian tà trong nước tham lợi mà bán nước, chống lại nhân dân, khiến lòng dân càng thêm căm phẫn. Chúng biến nhân dân ta thành kẻ nô lệ, chẳng màng tính mạng một ai:


“Kẻ bị đem vào núi đãi cát tìm vàng, khốn nỗi rừng sâu nước độc.
Vét sản vật, bắt dò chim trả, chốn chốn lưới chăng.
Nhiễu nhân dân, bắt bẫy hươu đen, nơi nơi cạm đặt.
Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ,
Nheo nhóc thay kẻ goá bụa khốn cùng.
Thằng há miệng, đứa nhe răng, máu mỡ bấy no nê chưa chán,
Nay xây nhà, mai đắp đất, chân tay nào phục dịch cho vừa?
Nặng nề những nỗi phu phen
Tan tác cả nghề canh cửi.”


Nhân dân rơi vào sự khốn cùng, bị thương, sầu não. Nghề nghiệp không còn, tan tác, đau thương, đến cùng cực tội nghiệp. Nghiệp ác mà chúng gây ra bao nhiêu trúc Nam Sơn cũng không ghi hết tội, bao nhiêu nước Đông Hải cũng không rửa hết mùi tanh bẩn của giặc. Nhân dân căm phẫn, trời đất khôn thấu.


Chỉ với hai đoạn thơ ngắn gọn, súc tích, nhưng bằng tài năng và sự sắc sảo trong ngòi bút của mình, Nguyễn Trãi đã thể hiện được tư tưởng nhân nghĩa, vì dân. Góp phần tạo tiền đề cho những phần sau của tác phẩm.

Hình minh họa
Hình minh họa
Hình minh họa
Hình minh họa

xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |