Bài văn giải thích câu tục ngữ "Tấc đất, tấc vàng" số 4

Cha ông ta từ xưa đến nay luôn luôn mong muốn những điều tốt đẹp nhất cho con cháu của mình, không phải vàng bạc châu báu nhưng thông qua những bài học luân lý đạo đức được đúc kết truyền từ đời này qua đời khác, thông qua những câu ca dao dân ca, tục ngữ….giá trị mà nó gửi gắm thật sự là lớn lao và sâu sắc vô cùng. Như câu tục ngữ Tấc đất tấc vàng thể hiện giá trị của đất trong đời sống của con người


“Tấc” chính một trong những đơn vị đo lường được nhân dân ta từ xưa sử dụng để đo đạc, tính toán trong nông nghiệp. Ở đây, tấc đất được ví như tấc vàng, đó là cách ví von thể hiện cách nhìn nhận của con người ta về giá trị của đất. Vàng vốn là một thứ của cải rất quý giá, nó không như tiền có thể quy đổi trực tiếp hàng hóa nhưng vàng được coi là có giá trị hơn cả tiền. Đất lại là thứ rất bình thường, đầy rẫy có thể nhìn thấy bất cứ đâu xung quanh ta. Vậy mà các cụ ta ngày xưa lại đi đem so sánh vàng với đất – một thứ hết sức bình thường.


Và suy xét đến cùng thì ý nghĩa câu tục ngữ chúng ta có thể nhận thấy đó là hàm nghĩa đất đai có giá trị như vàng, được quý như vàng, khuyên mọi người hãy nên biết trân trọng và bảo vệ đất đai. Quả thực, câu tục ngữ ngắn gọn, súc tích nhưng hàm nghĩa lại sâu rộng, sâu xa và thiết thực vô cùng.


“Đất đai” trước hết là nơi giúp con người có cái nền để xây nhà, dựng cửa, nơi sinh sống, sinh hoạt, chăn nuôi. Đất rất quý giá nhưng nó sẽ trở nên quý gia hơn khi có bàn tay lao động của con người tác động, lao động chăm chỉ, lao động tích cực trên ruộng đất, có như vậy đất mới thực sự có giá trị đầy đủ khi được ví như tấc vàng.


Nước ta được biết đến là một nước đi lên từ nền kinh tế với nền nông nghiệp thuần túy. Đất đai là tài sản vô cùng đáng quý với quốc gia ta, nông nghiệp là ngành sản xuất hàng hóa chủ đạo có những đóng góp quan trọng trong thị phần nền kinh tế thị trường nhưng kéo theo đó là hệ lụy của sự phát triển đã gây ảnh hưởng tiêu cực lại với nền nông nghiệp, với nhân dân. Khi trong đất đai của rừng, rừng đầu nguồn bị chặt phá bừa bãi khiến đất bị xói mòn, bạc màu dẫn đến khó canh tác. Dân số tăng chóng mặt, đất bị chiếm dụng làm nhà cửa, công trình nhiều khiến cho đất canh tác tính theo đầu người bị thu hẹp đi rất nhiều. Đất đai nhiều nơi còn gặp phải tình trạng ô nhiễm nặng nề do chất thải độc hại bị xả ra một cách bừa bãi, trực tiếp không qua xử lý.


Hơn bao giờ hết, con người cần phải hiểu được những hành động của mình đã tác động đến đất đai để có biện pháp xử lý kịp thời. Tất cả công dân cần phải biết trong mình ý thức và nghĩa vụ bảo vệ và giữ gìn đất đai. Biết tận dụng đất đai trong sản xuất, chăn nuôi. Tránh tình trạng làm đất bị bạc màu, xói mòn. Có ý thức chung bảo vệ môi trường, ngăn chặn tình trạng gây ô nhiễm đất đai.


“Ai ơi, chớ bỏ ruộng hoang,

Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu”


Câu ca dao trên được các cụ ta truyền đời cũng giống như câu “Tấc đất tấc vàng” để nhằm khuyên nhủ và nhắc nhở con cháu thấu hiểu sự quý giá của đất đai để biết sử dụng một cách hợp lý. Đó cũng chính là một nhân tố đảm bảo cho sự phát triển bền vững của con người.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |