Bài văn chứng minh câu tục ngữ "Học ăn, học nói, học gói, học mở" số 3

Học tập là sự nghiệp quan trọng và kéo dài đến suốt đời của mỗi con người. Học không chỉ là khoảng thời gian từ lớp một đến hết lớp mười hai hay đại học, không phải chỉ là những kiến thức sách vở mà nó còn bao hàm nhiều kỹ năng khác nhau. Dân gian ta có câu: “Học ăn, học nói, học gói, học mở”.


Khi nhắc đến “học ăn, học nói” có lẽ ai cũng cười và cho rằng hai điều này thì ai chẳng biết. Từ khi sinh ra ta đã có bản năng ăn uống, đói thì khóc để được cho ăn, rồi nói thì chúng ta có thể bắt chước mọi người xung quanh khi chúng ta tập nói. Vậy tại sao ông cha ta lại nói rằng cần “học ăn, học nói”. Trong bữa cơm hằng ngày có lẽ chúng ta đã từng nghe ông bà, cha mẹ nhắc nhở rằng “Ăn trông nồi, ngồi trông hướng” để răn dạy chúng ta khi ăn uống cần phải có phép tắc và để ý tới xung quanh. Khi có khách khứa chúng ta cần ăn uống lịch sự, không được nói chuyện, cười đùa và để bát đũa phát ra tiếng động lớn trên bàn ăn. Đúng thế trong văn hóa của chúng ta thì bữa ăn có những quy tắc có thể riêng trong gia đình, hay theo vùng miền. Cách ăn uống còn là khía cạnh để người khác nhìn nhận và đánh giá về tính nết của con người.


Không chỉ vậy, văn hóa dùng bữa còn thể hiện địa vị, phong cách của một người. Vì thế trên thế giới có rất nhiều thương gia, những người có địa vị cao thường phải học những khóa học về cách dùng bữa, cư xử trên bàn ăn để hợp với nghề nghiệp hay địa vị của bản thân.


Bên cạnh “học ăn” thì “nói” cũng là một vấn đề cần phải học. Trong cuộc sống có những người giao tiếp tốt, có những người bộc trực, nói năng thô lỗ. Cách chúng ta dùng lời nói để giao tiếp với mọi người xung quanh là cách thể hiện tính cách, phẩm chất đạo đức của bản thân. Qua lời nói khiến mọi người có thể đánh giá về trình độ học vấn, về cả con người của người nói. Có câu:


“Lời nói chẳng mất tiền mua

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”


Đúng vậy, con người ta có khi rất dễ bị ảnh hưởng bởi những chi tiết nhỏ trong đời sống, nhất là lời nói trong giao tiếp. Có những người chỉ vì lời qua tiếng lại mà dẫn tới xích mích, đánh nhau. Hay có những người chỉ vì không khéo ăn nói mà bị người khác ghét bỏ. Lời nói có giá trị rất lớn nếu chúng ta biết cách “lựa lời” cho phù hợp với hoàn cảnh. Dân gian ta có câu: “Mồm mép đỡ tay chân” chính vì thực tế trong xã hội có rất nhiều người mặc dù năng lực làm việc có hạn nhưng do khéo ăn nói nên được mọi người yêu quý và giúp đỡ. Tuy nhiên “học nói” ở đây không phải là nói những lời hoa mỹ, quá lên so với sự thật thậm chí là nói dối mà là cách lựa chọn từ ngữ cho phù hợp với hoàn cảnh, nói khéo dựa trên sự thật và sự trung thực.


Bên cạnh “học ăn, học nói” thì cha ông ta còn răn dạy chúng ta cần phải “học gói, học mở”. Vậy “gói, mở” là học gì? Ở đây không chỉ mang ý nghĩa là đóng gói và mở một vật nào đó giống như khi chúng ta học cách gói một món quà. Trong cuộc sống có rất nhiều thứ chúng ta phải sắp xếp, thu thập và không phải ai cũng làm tốt nó. Vì thế cần phải học hỏi, quan sát tiếp thu để có lối sống ngăn nắp, để tạo ra những sản phẩm đẹp, để người khác ưng ý. Người ta nói “Xấu che tốt khoe” chính là để nói đến vế sau của câu tục ngữ trên. Mỗi người cần biết ứng xử hợp lẽ, khôn ngoan trong việc che đi những khuyết điểm và nâng cao giá trị của mình bằng những ưu điểm của bản thân. Che khuyết điểm không đồng nghĩa với giấu dốt mà phải lựa chọn đúng đối tượng, đúng hoàn cảnh.


Mỗi chúng ta cần trang bị cho bản thân rất nhiều kiến thức và kỹ năng để phục vụ cho công việc và cuộc sống. Vì thế quá trình học tập là quá trình không thể thiếu, nó diễn ra mỗi ngày và thậm chí là suốt đời. Học không phải chỉ những kiến thức khoa học trong sách vở mà còn là cả những thứ quen thuộc tưởng chừng như nhỏ bé đó là “Học ăn, học nói, học gói, học mở”.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |