Bài văn chứng minh câu tục ngữ "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn" số 5
Học tập là nhiệm vụ quan trọng của mỗi người. Học tập là công việc diễn ra suốt đời. Không những ta cần học các kiến thức trong sách vở nhà trường mà còn học thêm ở thực tế cuộc sống xung quanh. Bởi thế, tục ngữ có câu: “Đi một ngày đàn, học một sàn khôn” cho ta thấy rõ tầm quan trọng của sự học hỏi đó.
“Đi một ngày đàng” là một ngày đi trên đường. Cũng có nghĩa là đi đây, đi đó. Thời xưa, con người đi bộ, đi ngựa hoặc đi thuyền. Bởi phương tiện thô sơ, đi lại vất vả cho nên một ngày đường đã là đủ nhiều, đủ xa. “Một sàng khôn” là thấy được nhiều điều mới lạ, học được nhiều điều hay. Nghĩa là đã mở rộng được tầm nhìn, tầm hiểu biết. Mượn hình ảnh cái sàng, người xưa muốn nhắc nhở ta phải biết gạn lọc tri thức để có hiểu biết đúng đắn và bổ ích nhất.
Câu tục ngữ cho ta thấy tầm quan trọng của việc học hỏi, mở rộng tìm kiếm tri thức ở bên ngoài để nâng cao hiểu biết và vốn sống. Chỉ có bên ngoài xã hội rộng lớn với cuộc sống sinh động, da dạng, phong phú mới giúp ta nâng cao hiểu biết và biết sống đúng đắn, làm việc thành công hơn.
Tri thức là vô hạn như đại dương mênh mông con hiểu biết của con người lại hữu hạn. Con người dù có thông minh đến đâu thì tầm hiểu biết cũng có giới hạn. Muốn phát huy trí thông minh và sức mạnh của trí tuệ, con người phải không ngừng học hỏi, không ngừng tìm tòi trí thức. Có nhiều cách để làm điều ấy. Học hỏi tìm tòi tri thức ở gia đình, nhà trường, ở sách vở. Tất cả đã dạy cho ta rất nhiều, giúp ta ngày càng trưởng thanh hơn. Nhưng những điều dạy bảo đó chưa đủ, chưa nhiều. Đọc sách báo, nghe những lời giảng dạy là cách bồi dưỡng trí thức cho thêm phong phú.
Nhưng đó mới chỉ nghe mà chưa thấy. Trông thấy là rất quan trọng bởi “trăm nghe không bằng một thấy”. Nếu đã nghe mà lại được thấy thì những điều học hỏi ấy sẽ khắc sâu hơn. Trên khắp mọi nẻo đường đất nước chỗ nào cũng có cái hay cái đẹp của con người và cảnh vật. Đi nhiều sẽ được hiểu biết nhiều. Chính điều đó giúp con người trưởng thành hơn, có cách cư sử đúng đắng hơn, làm việc có hiệu quả hơn, quan hệ xã hội với gia đình cũng tốt hơn. Quan trọng hơn hết nó bồi dưỡng cho ta tình yêu cuộc sống và cảm nhận được hạnh phúc trong cuộc đời này.
Trong thời đại ngày nay, việc học hỏi lại rất cần thiết. Chúng ta cần học những điều mới mẽ, tốt đẹp, có ích cho bản thân, gia đình và xã hội. Học để làm chủ bản thân, làm chủ cuộc sống. học để trở thành người hữu ích đóng góp sức mình cho công cuộc xây dựng đất nước ta ngày càng thêm giàu mạnh.
Học là phải biết chọn lọc. Học cần phải biết tiếp nhận cái tốt, cái đẹp, cái hữu ích và tiến bộ. Đồng thời gạt bỏ cái xấu, cái vo ích, cái lạc hậu trong xã hội. Biết lựa chọn như thế là ta đã biết cách sống. Xã hội là trường học lớn cung cấp cho ta vốn hiểu biết, vốn sống, cũng là nơi ta thực nghiệm, là nơi để ta học và rèn cái “khôn”. Muốn học được cái “khôn”, chúng ta nhất định phải biết kiên trì. Bởi việc học là công việc gian khổ và lâu dài. Không có tính kiên trì khi vấp phải những khó khăn ấy chúng ta dẽ bỏ cuộc, chấp nhận thất bại.
Muốn học tập thành công chúng ta cũng cần phải hết sứ bình tĩnh. Không nên vội vàng trong học tập bởi tri thức là vô tận. Mặt khác, muốn biết nhiều, hiểu kĩ, ghi nhớ sâu nhất định chúng ta phải học tập một cách bình tĩnh. Có thể nhiều tri thức hết sức quan trọng và hữu ích nhưng không nhất thiết phải hiểu biết tường tận. Hãy học cái cần học, cái cần thiết cho đời sống của mỗi chúng ta. Tri thức chỉ có ý nghĩa khi nó mang lại lợi ích thiết thực và sức mạnh to lớn cho cuộc sống của chúng ta.
Câu tục ngữ “đi một ngày đàn học một sàng khôn” là bài học kinh nghiệm quý báu cho tất cả mọi người. Học hỏi là việc thường xuyên và suốt đời. Để không ngừng nâng cao hiểu biết thì nhất định phải biết học hỏi mọi lúc, mọi nơi. Bản thân phải biết học điều hay lẽ phải có ích cho bản thân gia đình và xã hội một cách chủ động, sáng tạo và chọn lọc để đạt hiệu quả cao.