Bài văn cảm nhận về nhân vật Lượm số 3
Tố Hữu là một nhà thơ xuất sắc trên nền trời văn học Việt Nam. Ông đã để lại cho đời sau một khối lượng tác phẩm đồ sộ với những bài thơ khác nhau. Đối với lứa tuổi học sinh thì chắc hẳn ai cũng biết tới bài “lượm” do ông sáng tác. Bài thơ đã mang lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc về hình ảnh chú lượm nhanh nhẹn, dũng cảm trong cuộc kháng chiến chống pháp.
Mở đầu cho bài thơ thì hình ảnh chú lượm được tác giả miêu tả một cách chân thực và rõ nét:
“Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh.
Ca nô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Con chim chích
Nhảy trên đường vàng… ”
Hình ảnh lượm hiện lên thật là đẹp, chú còn rất bé, bé loắt choắt lại mang bên mình một chiếc xắc xinh xinh để đi làm công tác nhiệm vụ phục vụ kháng chiến. Nhiệm vụ của cậu bé đó chính là người mang thư,dường như cậu bé rất vui và tự hào khi mình được phục vụ kháng chiến. Không những vậy, cái đầu của chú lúc nào cũng nghênh nghênh kết hợp với đôi chân thoăn thoắt, mũ cano thì đội lệch ra dáng của một người đưa thu liên lạc. Đến đây cậu bé toát lên là một người nhỏ nhắn nhưng lại rất nhanh nhẹn khi ở độ tuổi còn quá trẻ.
Khi vào trận chiến mặc dù cậu chỉ là một người đưa thư nhưng việc này rất quan trọng và yêu cầu hoạt bát nhanh nhẹn, vậy cho nên nhìn cậu giờ đây rất nhanh nhẹn, vui vẻ vì được giao nhiệm vụ, hình ảnh cậu bé khiến cho mọi người ai cũng ngưỡng mộ và đáng phải học tập.
“Cháu đi liên lạc
Vui lắm chú à
Ở đồn Mang Cá
Thích hơn ở nhà”
Lượm đi liên lạc mà cảm thấy vui ở trong lòng, vui từ nét mặt và cử chỉ. Tưởng chừng như cái xắc cậu mang bên mình cũng vui và nhún nhảy theo nhịp chân của chú bé. Đeo xắc là dấu hiệu của một người làm cán bộ, và lượm cảm thấy tự hào vì điều này. Khi chia tay với tác giả hình ảnh ấy hiện lên thật vô tư và hồn nhiên biết bao nhiêu:
“Cháu cười híp mí
Má đỏ bồ quân”
Câu chuyện của chú Lượm trong chuyến liên lạc cuối cùng được kể qua lời của người kể chuyện với những cảm xúc đau xót, tiếc thương và tự hào được biểu hiện lên trực tiếp và cả qua cách nhìn, cách miêu tả. Khi nghe tin chú lượm hi sinh tác giả đã đau đớn mà thốt lên:
Ra thế Lượm ơi!…
Những kỉ niệm đẹp đẽ của tác giả về chú lượm vẫn còn hằn sâu thì bỗng dưng nghe tin chẳng lành. Dấu chấm than thể hiện tâm trạng ngạc nhiên và xúc động tới bàng hoàng. để tưởng nhớ về người chiến sĩ liên lạc ấy thì cuối bài thơ hình ảnh chú lượm tinh nghịch hồn nhiên lại một lần nữa được hiện lên trong khổ cuối cùng của bài thơ.
Chú bé loắt choắt
“Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh.
Ca nô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng… ”
Câu thơ như muốn nói rằng lượm vẫn sống trong lòng quê hương đất nước và luôn sống mãi trong lòng của tác giả. Bài thơ hết ý nhưng lại có thể mở ra như tiếp nối về một hình ảnh đẹp hồn nhiên ngây thơ của chú bé.
Bài thơ đã gợi lên cho chúng ta thật nhiều những suy nghĩ về một hình ảnh cậu bé liên lạc tuy là còn nhỏ tuổi nhưng lại có những hành động dũng cảm không tiếc thân hình. Đó là những hình ảnh khó quên về cậu bé Lượm.