Bài văn cảm nhận về hình tượng nắm lá ngón số 4

Theo lời của giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh, chi tiết với truyện ngắn như mỗi chữ trong bài thơ tứ tuyệt. Có những chi tiết đóng vai trò đặc biệt như nhãn tự của bài thơ. Truyện ngắn bằng cách nói ít nhất để nói được nhiều điều nhất. Và “ánh kim sa” của truyện ngắn, đôi khi, lại nằm ở chính những chi tiết nhỏ. Với những điều ai cũng biết cả rồi, truyện ngắn không cần phải nhắc đến. Khi miêu tả một đêm trăng, anh không cần nói đến bầu trời trong, đám mây bạc, ánh trăng sáng hay tiếng nhạc văng vẳng. Chỉ cần một mảnh trai bên đường lấp lánh, người ta cũng đủ biết là có trăng sáng. Khi “gạn hết sạn sỏi của sự việc, vắt hết nước của lời”, ta còn lại những “hạt bụi vàng”. Qua hạt bụi ấy, ta thấy lấp lánh những tư tưởng, giá trị của tác phẩm và tư tưởng nghệ thuật của nhà văn. Một chiếc lá thường xuân bé nhỏ với O. Henry cũng có thể trở thành một “hạt bụi quý” đúc lên “bông hồng vàng”. Và một nắm lá ngón cũng đủ để Tô Hoài vẽ lên một cách chân thực và sâu sắc nhất bức tranh về số phận và khát vọng sống của con người.


Tập "Truyện Tây Bắc" là vụ mùa thu hoạch từ chuyến đi thực tế lên Tây Bắc của Tô Hoài năm 1952. Có thể nói: “đất nước và người miền Tây đã để thương để nhớ cho tôi nhiều quá, tôi không thể bao giờ quên….” chẳng những nhắc nhớ người nghệ sĩ ấy ngày quay trở lại mà còn “phải đem trả cho những người thương ấy” “một tấm lòng mình, một cái gì làm hiện lại cả cuộc đời người H'mông trung thực, chí tình…”. Bằng tấm lòng chân phương ấy, “Vợ chồng A Phủ” đã ra đời. Đọc truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”, ta không thể quên được gương mặt “buồn rười rượi” của Mị. Đó là gương mặt tưởng như cam chịu, mất hết sức sống. Gương mặt buồn rười rượi ấy không phải là gương mặt đầu tiên của cuộc đời Mị. Mị lớn lên, xinh đẹp với bao nhiêu khát vọng hạnh phúc. Nhưng chính những hủ tục phong kiến đã biến người con gái kia quên mất đi gương mặt hi vọng của mình mà trở nên lầm lũi, chẳng thiết vui cũng nắng, xanh cùng cỏ cây. Và nắm lá ngón đã theo Mị trong suốt chặng đường đen tối ấy.


Hình ảnh nắm lá ngón được Tô Hoài chú ý miêu tả 2 lần trong tác phẩm. Mị, người con gái xinh đẹp, tài năng, “cầm lá trên tay, thổi lá cũng hay như thổi sáo”, đang trong những ngày tháng tràn đầy thành xuân và khát vọng, bỗng nhiên trở thành “con dâu gạt nợ” cho nhà giàu. Từ một con chim quen hát ca, bay nhảy với bầu trời, Mị trở thành thân trâu ngựa làm việc, chỉ như “con rùa nơi xó cửa”. Lý do vì: “cha mẹ ăn bạc nhà giàu kiếp trước, bây giờ người ta bắt con trừ nợ”. Phản ứng của Mị là “Có đến mấy tháng, đêm nào Mị cũng khóc”. Đó là sự bất hợp tác, không chịu thỏa hiệp với cuộc sống hiện tại. Và đỉnh cao chính là hành động Mị “quỳ, úp mặt xuống đất, nức nở” để tạm biệt cha mà ăn nắm lá ngón ở trong tay. Lá ngón lần đầu tiên xuất hiện, là lối thoát duy nhất của Mị có thể nghĩ ra được để thoát khỏi cuộc sống tối tăm và tù túng hiện tạo. Đó vừa là biểu hiện cao nhất của sự phản kháng, của thái độ không chịu sống trong tối tăm, không để đánh mất tuổi trẻ và thanh xuân; nhưng cũng là biểu hiện cao nhất của sự tuyệt vọng khi phải chọn cái chết như là con đường được sống cuối cùng. Đó chỉ là sự phản kháng bị động, cuối cùng. Chính nắm lá ngón trên tay Mị là tiếng nói đanh thép nhất tố cáo chế độ chúa đất chúa mường đã bóc lột trên sức lao động của con người. Nhưng vì thương cha, Mị lại đàn ném nắm lá ngón xuống đất mà quay trở lại kiếp “con dâu gạt nợ”, sống cuộc sống của thảo mộc vô tri chẳng thiết vui cùng nắng, xanh cùng gió.


Lá ngón, giờ cũng chẳng còn theo tâm trí Mị nữa. Bởi “ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi”. Ở người con gái ấy, chẳng còn ý thức muốn phản kháng, muốn đấu tranh, chẳng còn muốn chết nữa. Nhưng chính men say của rượu và men tình của cảnh đã khơi dậy trong Mị những cảm xúc, giác quan, hồi ức và khát vọng tưởng như đã mất. Mị như sống lại những đêm về trước, “Mị vẫn còn trẻ, Mị muốn đi chơi”. Nhưng sực tỉnh trong thực tại, nhìn vào thân phận mình, Mị lại đau đớn thay. “Nếu có nắm lá ngón trong tay, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa”. Khi khổ cực đắng cay nhất, khi muốn chết nhất, Mị đã tìm tới lá ngón. Nhưng ở đây, ngay cả trong khi sự sống đã tìm về, khát vọng sống đang nhen nhóm trong lòng, Mị vẫn cứ hướng về lá ngón – về cái chết. Lá ngón ở đây lại là biểu hiện cao nhất của sự sống, của khát vọng được sống cho nên “Người”, là chính mình, sống với tuổi thanh xuân và tình yêu của mình. Như vậy, lá ngón lại là hiện thân của sự sống, của sự giải thoát, sự giải thoát cuối cùng. Như cách mà Thúy Kiều chọn tự kết liễu để giữ lại chữ “tiết” hay Chí Phèo tự kết liễu đời mình để nhất định không chịu quay lại kiếp sống tha hóa, bị đồng loại ruồng bỏ như trước nữa.


Chỉ một chi tiết nhỏ nhưng nói được nhiều hơn nó. Nằm lá ngón là biểu tượng của sự cùng cực, tuyệt vọng của con người. Cũng nắm lá ngón ấy lại là hiện thân của khát vọng sống một cách mãnh liệt, sống chân thành và sống là chính mình. Nó vừa cao đẹp nhưng lại khổ đau, nó hướng tới sự lạc quan nhưng đành chọn cách bi quan như sự giải quyết cuối cùng. Qua đó là tiếng nói xót thương cho số phận, không chỉ người phụ nữ mà còn là con người còn đang phải chịu bất công, khổ đau của xã hội cũ; tiếng nói lên án và tố cáo mạnh mẽ. Nó trở thành tiếng còi cảnh bảo cho sự cầu khẩn của đồng bào mong muốn tìm một cách giải thoát, khát khao tìm ra con đường tốt đẹp hơn. Đó chính là tiền đề để nhà văn khéo léo khẳng định con đường bền vững nhất là con đường tự khai phá và giải phóng chính mình, lựa chọn tốt đẹp nhất chính là biết tự đứng lên, để Cách mạng có thể dẫn bước. Những chi tiết dù là nhỏ nhất, dưới bàn tay người nghệ sĩ tài hoa, được điêu khắc và miêu tả một cách tỉ mỉ, để từ đó làm nổi bật ý nghĩa tư tưởng câu chuyện.


Tô Hoài đối với văn học Việt Nam chính là một tác giả lớn, lớn ngay từ những chi tiết nhỏ như thế.

Bài văn cảm nhận về hình tượng nắm lá ngón số 4
Bài văn cảm nhận về hình tượng nắm lá ngón số 4
Bài văn cảm nhận về hình tượng nắm lá ngón số 4
Bài văn cảm nhận về hình tượng nắm lá ngón số 4

xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |