Bài văn cảm nhận số 10

Nhà thơ Xuân Diệu đã từng nhận xét rằng “Nguyễn Khuyến nổi tiếng nhất trong văn học Việt Nam là về thơ Nôm. Ông đã cống hiến cho nghệ thuật, cho cuộc đời bộ ba bài thu Thu điếu, Thu ẩm và Thu Vịnh. Tất cả đều tả về mùa thu nhưng mỗi bài đều mang một sắc thái và tinh thần riêng biệt


Nếu ở Thu Vịnh cảnh thu được đón nhận từ cao tới gần, thì cảnh thu trong Thu điếu được đón nhận từ không gian gần tới cao xa rồi lại từ cao xa trở về gần.Từ chiếc thuyền câu “bé tẻo teo” nhìn ra mặt áo, nhìn lên bầu trời, nhìn tới ngõ trúc rồi lại trở về với ao thu, với thuyền câu. Bắt đầu từ một khoảng ao hẹp. không gian mùa thu, cảnh sắc mùa thu mở ra cho người đọc nhiều hướng sinh động


Ao thu lạnh lẽo nước trong veo

Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo

Sóng biếc theo làn hơi gợn tí

Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo

Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt

Ngõ trúc quanh co khách vắng teo

Tựa gối buông cần lâu chẳng được

Cá đâu đớp động dưới chân bèo


Mùa thu với những nét dịu dàng, mơ màng thông qua màu sắc đường nét. Màu sắc dịu nhẹ hòa nhịp cùng với nước trong veo tạo nên một bức tranh đa sắc màu. Thơ xưa khi viết về mùa thu thường dùng các hình ảnh mang tính chất ước lệ như “Sen tàn cúc lại nở hoa”- trong truyện Kiều thì mỗi khi nhắc tới mùa thu là thi hào Nguyễn Du lại nhắc tới hoa cúc, nhưng cũng nói về mùa thu vị thi hào tài ba này lại viết “Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san”. Bằng bút pháp ước lệ cùng với những nét bút sáng tạo nhà thơ Nguyễn Khuyến đã vẽ nên một bức tranh thu điển hình của làng quê Việt Nam.


Ta thấy trong bài thơ có nhắc tới “tầng mây lơ lửng” giữa một trời thu xanh ngắt đến “ao thu lạnh lẽo” với những con sóng “hơi gợn tí”, từ “chiếc thuyền câu bé tẻo teo” đến “ ngõ trúc quanh co khách vắng teo”, tất cả đều là sự thật. Cảnh vật trong thơ ông như đưa người đọc trở về với quê hương Bình Lục, nơi ông được sinh ra và lớn lên. Làng quê ấy có những ngôi nhà mái ngói đỏ, ao cũng nhỏ, chiếc thuyền câu bé tẻo teo và dáng người cũng trở nên bé lại.


Cảnh thu trong Thu điếu của Nguyễn Khuyến vừa “vắng” vừa “lặng”. Một khung cảnh vắng người và lặng tiếng.Sâu thẳm trong cái “ngõ trúc” ấy ta cảm tưởng dường như mọi thứ đang ngừng trôi, cả không gian và thời gian mọi thứ như ngừng lại. Tác giả dùng từ “vắng teo” để tả cái không gian ấy, phải chăng đây không đơn thuần chỉ là vắng mà còn là một không gian quá đỗi lặng yên đến hiu hắt. Thật tài tình biết bao phải không các bạn khi Nguyễn Khuyến đã đề “vắng” sánh đôi cùng “lặng” trong nét vẽ tả mùa thu ấy. Cái không gian ấy im ắng đến mức mà nhà thơ có thể cảm nhận được âm thanh của một chiếc lá rơi. Đây không phải là âm thanh chiếc lá ấy tạo ra khi chạm tới mặt đất mà âm thanh này được tạo ra từ khi chiếc lá ấy lìa cành và hòa vào với gió. Liệu ngoài Nguyễn Khuyến đã ai cảm nhận được những âm thanh nhạy cảm đầy tinh tế ấy chưa, những tâm hồn trận trụi như chúng ta thì không thể nào “cảm” được cái âm thanh ấy bởi phải yêu quê hương lắm, cái tâm phải tình lắm mới cảm được “chiếc lá rơi vèo”, tiếng cá đớp mồi dưới ao “cá đâu đớp động dưới chân bèo”.


Trong bức tranh câu cá mùa thu ấy màu xanh được chọn làm màu nền. Từ “xanh ao, xanh bờ, xanh sóng” đến màu xanh của “trời”, màu xanh của “tre” và cả màu xanh của “bèo”, những màu xanh ấy ở các mức độ xanh khác nhau nhưng chúng đã hòa vào nhau để tạo nên một bức tranh thu xanh trong đến lạ thường.


Ẩn sâu trong bức tranh ấy ta thấy toát lên một tâm hồn ngư ông - một ông lão say mê câu cá đang mượn thiên nhiên để khỏa lấp bớt nỗi lòng rối bời của chính mình. Người thi nhân ấy đang trầm ngâm suy nghĩ về thời thế. Dường như chính ông đang đi tìm một nơi tĩnh lặng, tĩnh đến mức lạnh người như trong bài thơ ông đã vẽ. Phải chăng khi đã trải qua nhiều gian nan, khó khăn con người ta như muốn tìm cho mình một nơi yên tĩnh để ẩn náu, để tự nhìn về thời thế và suy nghĩ lại bản thân. Nơi ấy giúp chúng ta tĩnh lại “tâm hồn” của chính mình.


Bài thơ Thu Điếu đã đưa người đọc về với không gian tĩnh lặng, sâu lắng đầy tinh tế trong tâm hồn nhà thơ Nguyễn Khuyến. Đây như một cuốn phim hồi ức của chính nhà thơ hồi tưởng về quê hương, vừa mang trọng trách như một cuốn nhật kí ghi lại những băn khoăn, trăn trở, nghĩ suy về thời thế của chính tác giả.

Bài văn cảm nhận số 10
Bài văn cảm nhận số 10
Bài văn cảm nhận số 10
Bài văn cảm nhận số 10

xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |