Bài văn cảm nhận khổ thơ cuối bài "Đây thôn Vĩ Dạ" số 9

Trong phong trào thơ Mới, Hàn Mặc Tử nổi bật với giọng thơ độc đáo, kì lạ mang đậm màu sắc Hàn Mặc Tử mà không bị pha trộn, chia sẻ âm hưởng với bất cứ ai. Đọc thơ Hàn Mặc Tử, độc giả cảm nhận được nỗi đau khổ quằn quại cùng cái tôi yêu đời nhưng tuyệt vọng đến đau thương cùng cực. “Đây thôn Vĩ Dạ” được coi là bài thơ trong trẻo, tươi sáng lạ lùng giữa những bài thơ chứa đầy “huyết lệ”. Bài thơ viết về khung cảnh đẹp đẽ của thôn Vĩ lúc bình minh, tuy niên bên trong bức tranh phong cảnh lại là bức tranh tâm trạng ẩn chứa những nỗi đau, nỗi ám ảnh về sự chia phôi của cái tôi đầy bất an trước cuộc đời.


Nếu trong khổ thơ đầu tiên, Hàn Mặc Tử hướng đến phác họa bức tranh phong cảnh thôn Vĩ trong sáng, tươi đẹp, khổ thơ thứ hai viết về sự chia lìa, xa cách thì đến khổ thơ cuối của bài tác giả đã bước ra khỏi thế giới của hiện thực để bước vào thế giới tâm tưởng, nơi chứa đựng những suy tư chất chồng với những nỗi đau đớn, tuyệt vọng của bản thân.


Sống trong cuộc đời có nhiều nỗi buồn, tuy nhiên dù có bị cuộc đời tuyệt giao thì Hàn Mặc Tử vẫn thể hiện tình yêu cuộc sống đầy thiết tha, chân thành. Hoàn cảnh thực tại không cho phép nhà thơ về thăm lại thôn vĩ, tác giả đã bước vào thế giới của tâm tưởng, nơi có thể sống thành thực nhất với những khát vọng của bản thân. Hàn Mặc Tử đã nhớ đến bóng dáng của người thôn Vĩ:


“Mơ khách đường xa, khách đường xa

Áo em trắng quá nhìn không ra”


Trình bày cảm nhận về khổ thơ cuối của bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ“Khách đường xa” được nhắc đến trong câu thơ gợi cho độc giả nhiều liên tưởng độc đáo, đó có thể là bóng dáng của người thôn Vĩ, cũng có thể là hình dáng tự phác họa của nhà thơ, đó cũng có thể là bóng dáng của con người thôn Vĩ, người mà Hàn Mặc Tử thầm thương trộm nhớ. Lời gọi “Mơ khách đường xa, khách đường xa” thật da diết nhưng cũng chất chứa bao nỗi buồn, mặc cảm của sự chia lìa, xa cách.


Trong giấc mộng của thi sĩ, bóng dáng “em” đã hiện lên như gần, như xa, dù cố gắng nhận biết, nắm giữ nhưng càng cố gắng càng nhòe mờ đến vô vọng “Áo em trắng quá nhìn không ra”.Câu thơ như lời tự thuật nhưng lại mang âm điệu của tiếng nấc đầy nghẹn ngào, đau đớn.


Mơ tưởng về bóng dáng của người thôn Vĩ nhưng Hàn Mặc Tử vẫn không sao vượt thoát khỏi nỗi buồn, sự mặc cảm, tuyệt vọng của bản thân. Sau bao cố gắng vẫy vùng trong thế giới tâm tưởng, với những khát khao cháy bỏng, cuối cùng thi sĩ đành ngậm ngùi trở về với thực tại đau khổ “Ở đây sương khói mờ nhân ảnh”. “ở đây” khó có thể xác định được là không gian nào, đó là không gian tâm tưởng, không gian xứ Huế mờ sương hay là lãnh cung đau khổ nơi Hàn Mặc Tử tự giam giữ chính mình? Có lẽ chính Hàn Mặc Tử cũng không thể xác định vị trí chính xác mà đang lạc lõng vẫy vùng giữa không gian rộng lớn xung quanh mình tựa như những câu thơ mà tác giả từng viết:


“Tôi đang ở đây hay ở đâu

Ai đem tôi bỏ dưới trời sâu”


Những lớp sương khói mịt mù như bao phủ khắp không gian, che mờ nhân ảnh tạo nên không gian tịch mịch đến đáng sợ. Trong cái mờ ảo ấy Hàn Mặc Tử thể hiện nỗi đau khổ với hoài nghi “Ai biết tình ai có đậm đà”. Xuyên suốt bài thơ tác giả thể hiện khát khao đến cháy bỏng được một lần trở về thôn Vĩ, đáp lại tấm chân tình của “em” người con gái thôn Vĩ nhưng lại trăn trở liệu đó có phải tình cảm chân thành dành cho mình hay không, hay chỉ là lời mời mọc vô tình nhưng lại mang đến những hi vọng đầy đau đớn cho thi nhân.


Đây thôn Vĩ Dạ được khép lại bằng nỗi buồn đầy khắc khoải của cái tôi yêu đời, khát khao được sống nhưng đang dần chìm đắm trong nỗi buồn của bản thân cùng nỗi tuyệt vọng về mối tình đơn phương, vô vọng.

Bài văn cảm nhận khổ thơ cuối bài
Bài văn cảm nhận khổ thơ cuối bài "Đây thôn Vĩ Dạ" số 9
Bài văn cảm nhận khổ thơ cuối bài
Bài văn cảm nhận khổ thơ cuối bài "Đây thôn Vĩ Dạ" số 9

xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |