Bài tóm tắt: Ai đã đặt tên cho dòng sông
“Ai đã đặt tên cho dòng sông” với ngòi bút tài hoa trong nghệ thuật miêu tả độc đáo của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường đã vẽ nên vẻ đẹp của dòng sông xứ Huế trên các phương diện về không gian, thời gian, lịch sử và thi ca làm nên nét đẹp trữ tình của Hương giang.
Bài bút kí đã ca ngợi vẻ đẹp của sông Hương gắn liền với xứ huế mơ mộng đã đi vào lòng người và với truyền thống lịch sử xứ Huế. Ở mỗi thời điểm con sông lại có những vẻ đẹp riêng.
Khi sông Hương chảy ở thượng nguồn thật hoang dại tựa như “bản trường ca rừng già”, “như cô gái Di-gan”, “người mẹ phù sa” vẻ đẹp đầy tinh tế và say đắm lòng người. Khi về đến thành phố, hai bên bờ sông nổi bật với màu đỏ của hoa đỗ quyên, sông Hương lúc này tựa như cô gái thức giấc, liên tục chuyển dòng, tạo thành những hình cung, ôm chân đồi Thiên Mụ, sông Hương lúc này đa màu sắc với sớm xanh, trưa vàng, chiều tím vẻ đẹp khiến con người mê mệt.
Tạm rời xa thành phố sông Hương tiến thẳng về hướng Bắc, con sông ôm lấy đảo Cồn Hến chìm trong sương khói, và giữa màu xanh biếc tre trúc và vườn cau của làng Vỹ Dạ. Rồi con sông đột ngột rẽ sang hướng đông - tây quay lại thành phố ở thị trấn Bao Vinh. Con sông trước khi trở lại với biển còn vấn vương với kinh thành Huế tựa như nỗi vấn vương của nàng Kiều với Kim Trọng xưa kia.Không những vậy sông Hương còn là mang nhiều dấu ấn của lịch sử, thi ca. Đó là dòng sông chứng kiến nhiều trận chiến những trận chiến bảo vệ đất nước, giành độc lập tự do bi tráng của dân tộc. Từ những dẫn chứng cụ thể về cái tuyệt mỹ của cảnh quan sông Hương, sự gắn bó của sông Hương đối với lịch sử và văn hóa dân tộc, tác giả khẳng định: "Dòng sông huyền nhiệm, nơi sinh ra vẻ đẹp của tâm hồn đất nước"