Bài thuyết trình: "Một số biện pháp rèn nề nếp cho trẻ 24 - 36 tháng"

Kính thưa:

Ban tổ chức!
Thưa Ban giám khảo!


Hôm nay tôi rất vinh dự được tham gia thuyết trình trong hội thi “Giáo viên dạy giỏi” cấp Huyện năm học ..., với “Một số biện pháp rèn nề nếp cho trẻ 24 - 36 tháng”.


Kính thưa ban giám khảo!


Trong những năm qua nghành giáo dục đã có những biện pháp chỉ đạo có hiệu quả tuyên truyền và giáo dục tại các trường mầm non. Bên cạnh đó việc dạy cho trẻ có những thói quen nề nếp trong mọi hoạt động là một việc làm vô cùng quan trọng trong việc nuôi dạy và giáo dục trẻ ở trường mầm non. Thông qua việc làm này đã góp phần giúp trẻ có một thói quen tốt về nề nếp, trong sinh hoạt đồng thời giúp trẻ phát triển và hình thành nhân cách mới cho trẻ. Nếu trẻ có một thói quen nề nếp không tốt thì ảnh hưởng rất nhiều đến các hoạt động của trẻ. Vì vậy cô giáo cần bồi dưỡng thói quen nề nếp tốt giúp cho trẻ từ nhỏ. Nên tôi chọn đề tài này là: “ Rèn luyện nề nếp thói quen ban đầu cho trẻ 24- 36 tháng”.


a. Thuận lợi

- Bản thân tôi luôn được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo ở địa phương và ban giám hiệu nhà trường cùng bạn bè các đồng nghiệp.

- Phòng học rộng rãi thoáng mát thuận tiện cho việc hoạt động của trẻ.

- Do trường ở trung tâm nên việc cập nhật thông tin nhanh, với những thông tin trao đổi qua các lớp tập huấn các chuyên đề trong năm học.

- Đa số phụ huynh nhiệt tình với lớp, quan tâm đến trẻ, đưa đón trẻ đúng giờ, đóng góp các khoản đúng theo quy định.

- Bản thân tôi tham gia đầy đủ các chuyên đề về đổi mới của nghành học mầm non, trong đó có chuyên đề lễ giáo, chuyên đề vệ sinh dinh dưỡng …


2. Khó khăn

- Với đặc diểm sinh lý của lứa tuổi ở giai đoạn phát triển lời nói, đang phát triển. Do đó khả năng giao tiếp về ngôn ngữ của trẻ gặp rất nhiều khó khăn, trẻ đang sống trong môi trường gia đình, được ông bà, bố mẹ yêu thương chăm sóc. Khi đến trường là nơi hoàn toàn mới mẻ xa lạ với trẻ, do đó trẻ chưa quen với nề nếp, thói quen của lớp, tính dụt dè nhút nhát, cá tính.. còn nhiều ở trẻ.

- Một số phụ huynh nhận thức chưa đồng đều cho là lứa tuổi bé việc rèn nề nếp cho trẻ chưa quan trọng.


Biện pháp 1: Tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và khả năng nắm bắt về việc rèn luyện nề nếp thói quen ban đầu cho trẻ 24-36 tháng.

Muốn đưa chất lượng về việc rèn luyện nề nếp, thói quen cho trẻ đạt hiệu quả cao. Xuất phát từ tình hình thực tế, dựa vào đặc điểm sinh lý của trẻ tôi đã đi sâu vào nghiên cứu, tìm tòi, tham khảo những tài liệu có nội dung về đề tài, học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp, bản thân, nhận thức đúng đắn, hiểu được tầm quan trọng của vấn đề, nắm vững tình hình cụ thể của lớp, bản thân tôi từ đó tìm ra biện pháp thực hiện hữu hiệu nhất.

- Bản thân luôn học tập và nghiên cứu các văn bản, chỉ thị, nghị quyết “quy chế nuôi dạy trẻ” của cấp trên đề ra để có kế hoạch chăm sóc giáo dục rẻ được tốt hơn. Luôn tham gia các buổi tập huấn chuyên môn do phòng, cụm liên trường vànhà trường tổ chức.

- Thường xuyên tìm hiểu thêm về tầm quan trọng của việc đưa trẻ vào nề nếp, thói quen học tập, trong sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Tham gia tốt các đợt thao giảng, dự giờ bạn đồng nghiệp để học hỏi thêm kinh nghiệm về việc rèn luyện nề nếp, thói quen cho bản thân.thường xuyên rèn luyện nề nếp thói quen cho trẻ phù hợp, đúng quy trình của độ tuổi 24 - 36 tháng.


Biện pháp 2: Tìm hiểu đặc điểm sinh lý của trẻ để có biện pháp thích hợp:

Bên cạnh việc thực hiện chương trình chăm sóc-giáo dục trẻ là vấn đề trọng tâm. Ngoài ra việc tiến hành tổ chức để đưa các cháu đi vào nề nếp thói quen ở mọi lúc, mọi nơi. Vì thế mọi hoạt động trong ngày của trẻ tôi đều phải nghiên cứu, lập ra chương trình kế hoạch bồi dưỡng đối tượng và sắp xếp chỗ ngồi cho các cháu một cách hợp lý:

+ Trẻ nhút nhát ngồi cạnh trẻ nhanh nhẹn, mạnh dạn

+ Trẻ khá ngồi cạnh trẻ trung bình

+ Trẻ hiếu động, cá biệt, hay nói chuyện ngồi cạnh trẻ ngoan, ngồi cạnh cô giáo, để dễ quan sát và tiện cho việc điều hành trẻ tốt hơn

+ Cô động viên khích lệ sự tiến bộ đối với những trẻ hiếu động, cá biệt khi thấy trẻ ngoan hơn. Đặc biệt tôi thường xuyên uốn nắn và tập cho trẻ cách xưng hô, cách trả lời cô khi cần thiết. Bằng những hình thức trên tôi đã dần ổn định đưa trẻ vào nề nếp thói quen trong mọi hoạt động, ở mọi lúc mọi nơi.

Biện pháp 3: Tăng cường làm và siêu tầm nhiều đồ dùng đồ chơi đẹp và sáng tạo cho trẻ “ học mà chơi, chơi mà học”, học ở mọi lúc mọi nơi.

Bản thân tôi đã không ngừng việc sưu tầm những nguyên liệu sẵn có để làm đồ dùng đồ chơi sao cho đẹp, sáng tạo, hấp dẫn, nhưng phải đảm bảo an toàn, sử dụng hợp lý và phù hợp với nội dung, với độ tuổi. Đồ dùng đồ chơi sắp xếp gọn gàng vừa tầm với của trẻ để trẻ thu hút vào mọi hoạt động một cách thỏa mái và tự tin hơn.

Biện pháp 4: Động viên khuyến khích trẻ và nêu gương tốt thông qua các hoạt dộng trong ngày.

Biện pháp 5: Rèn luyện nề nếp thói quen thường xuyên trong mọi hoạt động mọi lúc mọi nơi.

Biện pháp 6: Làm tốt công tác tuyên truyền vận động, kết hợp với phụ huynh

Biện pháp 7: Rèn luyện bằng tình cảm của cô đối với trẻ

Qua một năm học tôi kiên trì thực hiện một số biện pháp rèn luyện nề nếp thói quen ban đầu cho trẻ, đến nay trẻ đã thực sự yêu mến cô giáo, và các bạn cũng thích đi học có nề nếp tham gia trong mọi hoạt động, trẻ có tác phong mạnh dạn và tự tin hơn.

Kính thưa Ban tổ chức, ban giám khảo!

Tôi vừa trình bày xong bài thuyết trình: "Một số biện pháp rèn nề nếp cho trẻ 24 - 36 tháng".

Cuối cùng xin kính chúc Ban tổ chức, ban giám khảo luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và thành đạt. Chúc Hội thi thành công tốt đẹp!

Trân trọng cảm ơn!

Ảnh minh hoạ (Nguồn internet)
Ảnh minh hoạ (Nguồn internet)

xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |