Top 9 Bài văn phân tích bài thơ “thu ẩm” của Nguyễn Khuyến (SGK Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức) hay nhất

  1. top 1 Bài tham khảo số 1
  2. top 2 Bài tham khảo số 2
  3. top 3 Bài tham khảo số 3
  4. top 4 Bài tham khảo số 4
  5. top 5 Bài tham khảo số 5
  6. top 6 Bài tham khảo số 6
  7. top 7 Bài tham khảo số 7
  8. top 8 Bài tham khảo số 8
  9. top 9 Bài tham khảo số 9

Bài tham khảo số 8

Nguyễn Khuyến là một trong những nhà thơ nổi tiếng của nền văn học dân tộc, có nhiều bài thơ viết về mùa thu bằng chữ Hán và chữ Nôm. Thu ẩm là một trong ba bài thơ Nôm nổi tiếng: Thu điếu, Thu ẩm và Thu vịnh. Chùm thơ này đã tôn vinh Nguyễn Khuyến lên vị trí hàng đầu trong các nhà thơ viết về mùa thu của quê hương, làng cảnh Việt Nam.


Nhan đề bài thơ “Thu ẩm” có nghĩa là mùa thu uống rượu. Đây là một trong ba bài thơ Nôm nói về mùa thu nổi tiếng của Nguyễn Khuyến: Thu điếu (Mùa thu câu cá), Thu vịnh (Mùa thu làm thơ), Thu ẩm (Mùa thu uống rượu). Chùm thơ này là dáng thu, hổn thu của đồng bằng Bắc Bộ thời xưa. Mỗi bài thơ mang những dáng thu riêng và những nét tâm tình riêng. Thấm đượm vào cảnh vật là tâm trạng băn khoăn, u uất của nhà thơ trước tình cảnh đất nước rơi vào tay giặc.


Trong bài Thu ẩm này, ở đây dáng thu, hồn thu và cả tâm tư nhà thơ được đưa vào trong bài. Cảnh vật vẫn là những cảnh vật quen thuộc. Từ nhà, từ vườn của cụ Tam Nguyên nhìn ra cánh đồng, cái ao, rặng tre, hàng giậu, ngõ xóm quanh co, hun hút, trời xanh trên đầu, khói phủ mặt nước, bóng trăng trong ao. Khác một chút là ở đây, Nguyễn Khuyến không còn là nhà thơ, là ông câu mà là ông già khề khà chén rượu giải sầu. Nhưng cũng chính vì cái khác ấy mà cảnh vật dường như biến đổi, đầy bất ngờ và thú vị .


Ba gian nhà cỏ thấp le te,

Ngõ tối đêm sâu, đóm lập loè.


“Nhà cỏ”, dùng để chỉ ngôi nhà đơn sơ, nhưng thấp le te thì đã cho thấy là lụp xụp và chẳng còn lành lặn. Mái tranh đã rách nát, xác xơ. Tiếp đến ngõ tối và đêm sâu là cảnh bình thường nhưng ánh lửa đom đóm lập lòe lúc tối, lúc sáng làm cho ngõ tối và đêm sâu cũng biến dạng.


Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt,

Làn ao lóng lánh bóng trăng loe.


Sương thu lớt phớt như làn khói mỏng phủ lên bờ giậu, khiến cho rặng cây cũng nhạt bớt màu đêm. Đặc biệt tài tình là hình ảnh mặt ao lăn tăn gợn sóng, lóng lánh bóng trăng. Bóng trăng trên mặt nước lúc dồn lại, lúc loe ra, biến dạng liên tiếp.


Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt,

Mắt lão không vẩy cũng đỏ hoe.


Da trời không biết ai nhuộm mà xanh ngắt, mắt mình không vầy sao cũng đỏ hoe? Hay là do say rượu. Hình ảnh trung tâm của bài thơ là “Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe”. Câu thơ đã diễn tả trạng thái ngà ngà say đến “say nhè”: “Rượu tiếng rằng hay hay chả mấy – Độ năm ba chén đã say nhè”. “Say nhè” là say êm, say nhẹ, say rồi ngủ quên đi lúc nào chẳng biết. Chẳng phải là say bét nhè, bê tha.


Trong sáu câu thơ đầu thì đã có đến năm câu đều có màu sắc thể hiện một cái nhìn đếm thu lúc ngồi uống rượu một mình. Có màu đen thẫm mịt mùng của đêm sâu ngõ tối. Có ánh sáng “lập loè” của bầy đom đóm. Có sắc trắng nhờ của “màu khói nhạt” nhẹ bay “phất phơ” trên lưng giậu cúc tần trước sân của năm gian nhà cỏ bình dị. Có màu vàng của bóng trăng loe tan ra lóng lánh trên làn ao “sóng biếc theo làn hơi gợn tí” trong veo. Có da trời màu “xanh ngắt” rất đẹp. Và sắc “đỏ hoe” của đôi mắt ông lão, của thi nhân đang uống rượu âm thầm. Cuối cùng là tửu lượng của nhà thơ cũng chẳng còn bình thường:


Rượu tiếng rằng hay, hay chẳng mấy

Chỉ dăm ba chén đã say nhè.


Tại sao cảnh vật lại có sự biến hình đổi dạng như thế? Do người nhìn say rượu chăng bởi khi say thì nhìn một hoá thành hai, thành ba hoặc nhạt nhoà tất cả. Sự vật biến đổi hình dáng, màu sắc, đường nét rối lên, nhoè ra, chập lại, lảo đảo như say. Bài thơ, ngoài đầu đề “Thu ẩm” ra, chẳng có một chữ thu nào nữa, thế mà câu thơ nào cũng chứa đựng một tình thu, và hồn thu man mác, dào dạt. Đó là chất thi vị độc đáo của bài thơ này. Các từ láy: le te, lập loè, phất phơ, lóng lánh… với các từ rượu, chén, say nhè, cho thấy nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Khuyến vô cùng tinh luyện, hình tượng và biểu cảm.


Với bài “Thu ẩm”, nhà thơ thể hiện sự buồn bã, day dứt trước vận nước rối ren, đành mượn vài chén rượu giải khuây nhưng càng uống lại càng thấy nỗi niềm đó hiện ra rõ rệt hơn. Tất cả cũng đều vì tình yêu quê hương đất nước của tác giả.

Hình minh hoạ
Hình minh hoạ

Top 9 Bài văn phân tích bài thơ “thu ẩm” của Nguyễn Khuyến (SGK Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức) hay nhất

  1. top 1 Bài tham khảo số 1
  2. top 2 Bài tham khảo số 2
  3. top 3 Bài tham khảo số 3
  4. top 4 Bài tham khảo số 4
  5. top 5 Bài tham khảo số 5
  6. top 6 Bài tham khảo số 6
  7. top 7 Bài tham khảo số 7
  8. top 8 Bài tham khảo số 8
  9. top 9 Bài tham khảo số 9

xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |