Bài tham khảo số 8

Giá trị hiện thực là một trong những giá trị cơ bản của tác phẩm văn học được tạo nên nhờ vào khả năng phản ánh, khái quát hiện thực cuộc sống của nhà văn. Để khám phá giá trị hiện thực của tác phẩm, người ta thường đặt ra và trả lời các câu hỏi: Truyện miêu tả mảng đời sống nào? Truyện cho ta biết được điều gì về bản chất xã hội, về cuộc sống của con người trong xã hội ấy?…


Đọc truyện ngắn Vợ nhặt, ta bắt gặp rất nhiều chi tiết trực tiếp nói về nạn đói năm 1945 – nạn đói đã cướp đi của nước ta một phần mười dân số. Bàn tay của thần chết lúc này vươn tỏa đi khắp nơi, luồn sâu vào mọi ngóc ngách, đánh gục vô số sinh mệnh sau khi đã xua đuổi họ dạt đi từ phía:


“Những gia đình từ những vùng Nam Định, Thái Bình, đội chiếu lũ lượt bồng bế, dắt díu nhau lên xanh xám như những bóng ma, và nằm ngổn ngang khắp lều chợ. Người chết như ngả rạ. Không buổi sáng nào người trong làng đi chợ, đi làm đồng không gặp ba bốn cái thây nằm còng queo bên đường”.


Nhà văn không chỉ tả “màu” của nạn đói mà còn đưa ra những chi tiết thể hiện sự nhận biết về nó bằng khứu giác: “Không khí vẩn lên mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người”. “Mùi đốt đống rấm ở những nhà có người chết theo gió thoảng vào khét lẹt”.


Còn đây là ghi nhận của thính giác về một thứ âm thanh kinh rợn đặc trưng của chết chóc: “Tiếng quạ trên mấy cây gạo ngoài bãi chợ cứ gào lên từng hồi thê thiết”. Bằng các chi tiết rất điển hình như trên, tác giả đã giúp ta có được một cảm nhận rất cụ thể bằng tất cả giác quan của mình về cái đại hoạ mà bọn thực dân, phát xít gây nên cho người dân Việt Nam.

Người chết đã đi tới chỗ tột cùng bi thảm của số phận mình. Còn người sống thì sao? Hình như họ cũng đang đứng bên bờ vực của cái chết. Trước đây lũ trẻ xóm ngụ cư cứ đợi Tràng về mỗi chiều là bám lấy anh “reo cười váng lên”. Bây giờ thì chúng không buồn ra đón Tràng nữa mà “ngồi ủ rũ dưới những xó đường”. Chẳng qua chúng đói quá không còn hơi sức mà đùa nghịch nữa đó thôi. Trẻ con đã thế thì hiển nhiên vẻ mặt của người lớn là “hốc hác u tối”, âu lo.


Một sự im lặng nặng nề bao trùm lên cuộc sống của xóm ngụ cư. Đi kèm với sự nín lặng là những tiếng thở dài. Thì các nhân vật còn biết làm gì hơn trước “tao đoạn”, trước “giời đất này” nữa! Đúng là một thời buổi khốn cùng đã tước đi của con người niềm hi vọng sống, đã biến con người thành một thứ cỏ rác vô giá trị, thành “của nợ đời”.


Cứ xem tình cảnh của người “vợ nhặt” thì sẽ rõ. Gập Tràng, chị như người chết đuối vớ được cọc, cứ bám theo anh không còn kể gì ý thức về tự trọng. Xét theo góc độ đang đề cập, đây là một chi tiết hiện thực đến tàn nhẫn. Cũng cay đắng chẳng kém là chi tiết kể về bữa liên hoan mừng dâu mới ở cuối truyện. Dù lúc đó “khối nhà còn chả có cám mà ăn” nhưng nồi cháo cám thì vẫn cứ là nồi cháo cám – đó đâu phải là thức ăn của con người!


Nhưng theo đúng một quy luật ở đời, “cùng” thì tất “biến”. Hiện thực những năm trước Cách mạng tháng Tám không phải chỉ có một màu xám xịt mà còn có những nét sáng tươi. Do viết Vợ nhặt sau Cách mạng, Kim Lân đã có thể nói tới những biến đổi cách mạng trong đời sống xã hội do Đảng Cộng sản đưa lại. Chi tiết về lá cờ đỏ sao vàng dù chỉ xuất hiện thoáng qua ở cuối tác phẩm cũng có tác dụng đưa đến cho người đọc một ấn tượng hoàn chỉnh hơn về bộ mặt xã hội Việt Nam đêm trước cuộc Tổng khởi nghĩa năm 1945.


“Vợ nhặt” là truyện ngắn đặc sắc của Kim Lân lấy đề tài về nạn đói 1945 nhưng truyện được sáng tác sau Cách mạng tháng Tám nên Kim Lân đã có một khoảng thời gian cần thiết để suy ngẫm nhìn nhận vấn đề và dụng công nghệ thuật. Nhờ đó Kim Lân đã nêu lên được những vấn đề của hiện thực xã hội, con người một cách sâu sắc dựa trên tình huống truyện độc đáo kết hợp với nghệ thuật kể chuyện linh hoạt và ngòi bút miêu tả tinh tế.

Bài tham khảo số 8
Bài tham khảo số 8
Bài tham khảo số 8
Bài tham khảo số 8

xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |