Top 7 Bài văn phân tích 3 khổ thơ đầu bài Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải hay nhất

  1. top 1 Bài tham khảo số 1
  2. top 2 Bài tham khảo số 2
  3. top 3 Bài tham khảo số 3
  4. top 4 Bài tham khảo số 4
  5. top 5 Bài tham khảo số 5
  6. top 6 Bài tham khảo số 6
  7. top 7 Bài tham khảo số 7

Bài tham khảo số 7

Cũng như mùa thu, mùa xuân cũng là chủ đề cho nguồn cảm hứng sáng tác vô tận của biết bao thi sĩ xưa và nay để họ tạo nên chất ngọt của muôn ngàn vần thơ kì diệu khác nhau


Và mùa xuân trong thơ của Thanh hải cũng thật đẹp, thật nhiều ý nghĩa. Không những đẹp từ cảnh thiên nhiên mà đến tâm hồn Thanh Hải cũng thật đẹp.


Đó là mùa xuân trong bài “Mùa xuân nho nhỏ” mà tác giả sáng tác không bao lâu trước khi qua đời (1980). Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp mùa xuân thiên nhiên, đất nước, con người và khát khao cống hiến của nhà thơ, bộc lộ niềm lạc quan, vui say trong cảnh đất trời vào xuân nhưng cũng đầy trăn trở và suy nghĩ.


Hình ảnh của một mùa xuân rất Huế đã được tác giả mở đầu cho bài thơ:

“Mọc giữa dòng sông xanh

Một bông hoa tím biếc.

Ơi con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời,

Từng giọt long lanh rơi,

Tôi đưa tay tôi hứng”.


Đây là bức tranh mùa xuân được vẽ lên bằng tâm hồn của người nghệ sĩ với những nét chấm phá rất dễ thương rất tuyệt vời, một nét đặc trưng rất Huế đó là hình ảnh màu “tím biếc ” của “một bông hoa” hòa với màu “xanh” của “dòng sông”. Một màu tím gợn nhẹ như màu tím hoa sim mọc giữa con sông xanh biếc hay như những tà áo dài với màu tím nhẹ nhàng của những cô gái Huế. Cả hai màu sắc đều hài hòa như vẫy gọi mùa xuân. Động từ “Mọc” xuất hiện một cách đột ngột trong câu thơ như một lời báo hiệu của sự trỗi dậy của sức vươn lên mạnh mẽ của một bông hoa giữa bốn bề sông nước mênh mông rộng lớn. Cả hai hình ảnh “dòng sông xanh” và “hoa tím biết” ấy đã gợi lên trong lòng người đọc một bức tranh mùa xuân tươi đẹp, tràn đầy sức sống.


Bức tranh xứ Huế vào xuân lại càng sinh động hơn bởi tiếng hót líu lo của chim chiền chiện:

“Ơi con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời,

Từng giọt long lanh rơi,

Tôi đưa tay tôi hứng”.


Tiếng hót của chim chiền chiện vút cao, lảnh lót như mở thêm không gian, gợi cảm, trong trẻo, đáng yêu.

Từ cảm thán “Ơi” đặt ở đầu câu, một từ “chi” đứng sau động từ “hát” đã đưa cách nói ngọt ngào, thân thương của Huế vào nhạc điệu của thơ tạo cho ta một cảm giác bình yên, sự dịu dàng tha thiết của xứ Huế cố đô.


Sự chuyển đổi cảm giác trong tác giả thật kì lạ từ thị giác sang thính giác và giờ là xúc giác “tôi đưa tay tôi hứng” Sự chuyển đổi cảm giác này thể hiện sự say sưa, ngây ngất, nâng niu của nhà thơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên, đất trời vào xuân.


Niềm vui đó, niềm hạnh phúc đó hoàn toàn khác với tâm trạng buồn chán trước cảnh xuân đất nước đang đắm chìm trong đêm đen nô lệ:


Tôi có chờ đâu, có đợi đâu,

Đem chi xuân đến gợi thêm sầu?

Với tôi, tất cả như vô nghĩa,

Tất cả không ngoài nghĩa khổ đau!


Với những vần thơ giản dị nhưng Thanh Hải vẫn miêu tả được mùa xuân cách mạng quê hương của tác giả:


“Mùa xuân người cầm súng,

Lộc giắt đầy trên lưng.

Mùa xuân người ra đồng,

Lộc trải dài nương mạ.

Tất cả như hối hả,

Tất cả như xôn xao…”


Hai câu thơ đầu tác giả muốn nhấn mạnh đến mùa xuân của người cầm súng và của người ra đồng biểu thị cho hai nhiệm vụ chính lúc bấy giờ là bảo vệ và xây dựng đất nước.


“Lộc” tượng trưng cho sự ấm no, “trúng mùa” của công việc sản xuất. Người dân lao động muốn mình cống hiến hết sức lực, tài năng vào công việc xây dựng quê hương ngày một giàu mạnh bởi vậy tất cả mọi người đều tự nguyện:


“Tất cả như hối hả,

Tất cả như xôn xao…”


Điệp từ “tất cả” xuất hiện liên tục nhấn mạnh đây là nhiệm vụ chung của mỗi người. Từ láy “hối hả”, “xôn xao” gợi hình, gợi tả thể hiện nhịp độ khẩn trương, tươi vui,


Sức sống của “mùa xuân đất nước” còn được cảm nhận qua nhịp điệu hối hả, những âm thanh xôn xao của đất nước bốn ngàn năm, trải qua biết bao vất vả và gian lao để vươn lên phía trước và mãi khi mùa xuân về lại được tiếp thêm sức sống để bừng dậy, được hình dung qua hình ảnh so sánh rất đẹp:


“Đất nước bốn ngàn năm

Vất vả vào gian lao

Đất nước như vì sao

Cứ đi lên phía trước”


Không tự hào sao được khi đất nước đi lên từ “vất vả”, “gian lao”. Từ ngữ giản dị nhưng cũng đã tái hiện cuộc hành trình lịch sử của dân tộc ta khi chiến tranh cũng như thiên tai “sáng chống bão giông, chiều ngăn nắng lửa”, đói nghèo không buông.


Từ cảm xúc của thiên nhiên, đất nước, mạch thơ đã chuyển một cách tự nhiên sang bày tỏ suy ngẫm và tâm niệm của nhà thơ trước mùa xuân của đất nước.


Bài thơ cũng có ý nghĩa hơn khi Thanh Hải nói về “mùa xuân nho nhỏ” nhưng nói được tình cảm lớn, những xúc động của chính tác giả và của cả chúng ta.

Hình minh hoạ
Hình minh hoạ

Top 7 Bài văn phân tích 3 khổ thơ đầu bài Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải hay nhất

  1. top 1 Bài tham khảo số 1
  2. top 2 Bài tham khảo số 2
  3. top 3 Bài tham khảo số 3
  4. top 4 Bài tham khảo số 4
  5. top 5 Bài tham khảo số 5
  6. top 6 Bài tham khảo số 6
  7. top 7 Bài tham khảo số 7

xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |