Bài tham khảo số 7
Nhận xét về thơ văn của Nguyễn Trãi, Xuân Diệu viết: “Trán nhà thơ chạm mây, nhưng bên trong thơ vẫn hừng hực ngon lửa cuộc đời ấm áp”. Mặc dù dòng chảy thời gian theo quy luật tàn khốc của nó có thể khiến nhiều thứ chìm vào lãng quên. Nhưng những vần thơ thấm đẫm tình đời, tình người của Nguyễn Trãi sẽ còn sống mãi trong lòng biết bao người. Sự nghiệp sáng tác văn chương của ông đã góp phần tạo nên điệp khúc văn chương, nhưng âm thanh tuyệt diệu luôn ám ảnh, lưu luyến, đọng lại trong lòng bao người. Ông có nhiều tác phẩm nổi tiếng, ghi dấu ấn đậm sâu trong lòng người đọc, tiêu biểu là bài Mạn Thuật 13
"Quê cũ nhà ta thiếu của nào
Rau trong ruộng, cá trong ao
Cách song mai tỉnh hồn Cô Dịch
Kề nước cầm đưa tiếng Cửu Cao
Khách đến vườn còn hoa lạc
Thơ nên của thấy nguyệt vào.
Cảnh thanh đường ấy chăng về nghỉ
Lẩn thân làm chi áng mận đào".
Bài thơ Mạn Thuật 13 là một trong những bài thơ nổi tiếng bằng chữ Nôm trong tập Quốc Âm Thi Tập của Nguyễn Trãi. Bài thơ khắc họa và gửi gắm sâu sắc tình yêu quê hương và con người nơi ông gắn bó. Bài thơ cũng phản ánh vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi - một người yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống giản dị và thanh bình. Bài thơ có 8 câu, tuân theo luật Đường luật biến thể, được viết bằng ngôn ngữ dân gian, gần gũi và sinh động. Những câu thơ mở đầu tuy ngắn gọn, nhưng đầy xúc tích gợi những tình cảm sâu sắc về quê hương:
"Quê cũ nhà ta thiếu của nào
Rau trong ruộng, cá trong ao
Câu thơ như mở ra những ngày tháng thảnh thơi, hóng mát những ngày dài, những hình ảnh dài của những ngày tháng ấy dần được mở ra ở những câu sau. Những ngày tháng ấy là những ngày tháng an nhàn khi gác lại chuyện chính sự sang một bên, khiến cho không chỉ tâm hồn mà thể xác cũng rất nhàn hạ. Cuộc sống với ông chỉ cần thế mùa hè đến ông không cảm nhận thấy cái nóng của đát trời mà ông chỉ cảm nhận được gió mát. Thiên nhiên nơi chốn quê hương chính là nguồn cảm hứng vô tận cho tác giả, làm cho ông cảm thây vui vẻ phần nào trong cuộc sống ở quê. Ông đã miêu tả vẻ đẹp sinh động và đầy ẩn chứa của quê hương mình một cách tuyệt vời. Tác giả sử dụng cụm từ "quê cũ" để mô tả sự phong phú và đầy đủ của quê hương. Những món ăn tuy dân dã, quen thuộc như rau, cá và các món ăn khác được mô tả thông qua các mảnh vườn nhỏ bé, những ao cá nước ngọt và những con cá ngon lành trong đó. Tất cả những điều này đã làm cho món ăn quê hương trở nên giản dị nhưng đầy tình cảm trong trái tim của độc giả.
Một bức tranh thiên nhiên hiện ra một cách hài hòa cảnh vật với nhau. Trong những bài thơ của mình, Nguyễn Trãi đã tình cảm miêu tả về thiên nhiên quê hương, đưa ra minh chứng rõ ràng cho tình yêu và lòng tôn kính ông dành cho đất nước. Tác phẩm của ông thể hiện niềm kiêu hãnh, tình cảm sâu sắc và tinh thần cao đẹp, lan tỏa đến người đọc qua từng câu thơ tuyệt đẹp. Từ những vùng nông thôn đơn sơ đến những cánh đồng xanh ngát, từ những ngọn đồi xa vời đến những con suối reo rắt, tất cả đều được tác giả khắc họa một cách tuyệt vời, đầy sức sống và tràn đầy cảm xúc.
Thông qua bài thơ, chúng ta có thể thấy được tình yêu cùng sự giao hòa đối với thiên nhiên của tác giả, giống như ông đã từng bộc bạch: "Non nước cùng ta đã có duyên" ("Tự thán"- bài 4). Là một thi sĩ, ông đến với thiên nhiên trong mọi hoàn cảnh nhưng cuối cùng, tâm hồn của ông vẫn hướng đến nhân dân, đến đất nước. Qua lời tâm sự và mong ước về cuộc sống của nhân dân, độc giả có thể thấy được tâm hồn và lí tưởng cao đẹp của tác giả Nguyễn Trãi. Tình yêu thiên nhiên, tạo vật đã quyện hòa và làm ngời sáng hơn nữa tình yêu đối với đất nước, nhân dân.
Những đóng góp về văn học của Nguyễn Trãi là hết sức to lớn, có giá trị mở đầu cho nhiều truyền thống quý báu của văn học dân tộc. Thơ văn Nguyễn Trãi thấm nhuần tư tưởng yêu nước, nhân nghĩa vì dân, cùng với niềm suy tư thế sự và tình yêu thiên nhiên, đất nước. “Yêu nước, thương dân” và “nhân nghĩa vì dân”, khát vọng xây dựng một quốc gia độc lập, hưng thịnh, thái bình, người dân được sống ấm no, hạnh phúc là những nội dung lớn trong thơ văn Nguyễn Trãi.