Bài tham khảo số 7
Phân đoạn “Huyện Trìa xử án” là câu chuyện trong đời sống thường nhật của nhân dân, mang tinh thần phê phán những thói hư tật cấu trong xã hội phong kiến thời xưa, đặc biệt là sự bất công trong vấn đề xử án của quan lại.
Câu thoại đầu tiên đã mang đến cho ta cái cảm giác ngập ngụa sự tự mãn của quan huyện “Nội hạt tiếng khen khen ta”. Một loạt những ghi danh của Huyện Trìa dài như tấu sớ để muốn tỏ ý khoe khoang tự cao tự đại. Những tưởng chỉ để “khoe khéo” bản thân Huyện Trìa đã ranh ma đến độ bật mí luôn cơ hội thắng kiện. Mục đích xử kiện của Huyện Trìa qua lời danh xưng chính xác là xử kiện chỉ vì muốn được nhiều tiền của, những ai đút lót càng nhiều càng được quan xử thắng. Khi xưa dân gian từng có câu nói bất hủ, đi vào biết bao vở hài kịch: “Tốt khoe, xấu che” đằng này có lẽ Huyện Trìa cũng đã khoe được hết những gì của bản thân kể cả những tật xấu cũng lỡ làng trưng ra:
“Cao tài tật túc”
“Tiên đắc hữu tiền”
Gây ấn tượng bằng cách dùng tên các con vật để đặt tên cho các nhân vật trong tác phẩm văn học sẽ giúp mang đến những điều mới lạ, hấp dẫn cho người đọc và đậm chất văn học dân gian. Sau những lời tự mãn cha chẳng mấy tốt đẹp của quan huyện, hội đồng loã của quan cũng đã lên tiếng.
Tác phẩm là câu chuyện trong đời sống thường nhật của nhân dân, phê phán những thói hư tật cấu trong xã hội phong kiến thời xưa, đặc biệt là sự bất công trong vấn đề xử án của quan lại. Trong đó cảm hứng chủ đạo là cuộc sống con người trong xã hội cũ. Đoạn trích “Huyện Trìa xử án” là một vở tuồng mang tính châm biếm, mỉa mai xã hội bất công với người dân, một xã hội đầy rẫy những nhuốc nhơ ô hợp.
Các vở tuồng đồ thường được xây dựng dựa trên một câu chuyện hay một tình huống, hành động, sự việc nào đó, thường có sẵn trong kho tàng truyện dân gian, gọi là “tích truyện”. Từ tích truyện này, các tác giả kịch bản viết thành kịch bản tuồng ở dưới dạng truyền miệng. Khi trình diễn, nghệ nhân trong các gánh tuồng có thể cải biên ít nhiều cho phù hợp với điều kiện diễn xuất, đối tượng người xem. Kết hợp với lời thoại nhịp nhàng, giàu thanh sắc như văn vần và thơ những vở Tuồng luôn đem lại cho ta nhiều cung bậc cảm xúc. Là một trong những loại hình nghệ thuật dân gian tiêu biểu và đặc sắc tuồng nói chung trong đó đoạn trích “Huyện Trìa xử án” đã thực sự đem lại cho ta những giá trị tinh thần cao cả. Giúp ta nhận thức cái tốt, cái xấu, biết cảm thông với người thiệt thòi, biết lên án kẻ xấu.
Văn bản đã cất lên từ tiếng nói của những người nông dân, với nghệ thuật dân gian luôn gần gũi, dễ nghe, dễ hiểu, dễ đồng cảm. Đoạn trích “Huyện Trìa xử án” thực sự đã lắng đọng cái thần cốt trong lòng khán giả, gieo vào tâm hồn con người những hạt giống tốt đẹp.