Bài tham khảo số 7

Tố Hữu (1920 – 2002) là một nhà thơ lớn của dân tộc, là ngọn cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam. Cuộc đời thi sĩ và chiến sĩ của Tố Hữu luôn song hành với nhau. Trên hành trình vừa làm chiến sĩ vừa làm thi sĩ, Tố Hữu đã có nhiều cột móc quan trọng nhưng cột móc đáng chú ý nhất là cột móc khi giác ngộ lý tưởng Đảng vào 1937.


Ở thời điểm này, Tố Hữu đã có một bài thơ ghi lại ấn tượng của buổi đầu ấy, bài thơ có tên “Từ ấy”. Bài thơ “Từ ấy” được in trong tập thơ cùng tên, là một trong những bài thơ đặc sắc của Tố Hữu. Bài thơ là tiếng reo vui của người thanh niên trai trẻ Tố Hữu khi được giác ngộ lý tưởng Đảng và nhận thức mới của người thanh niên ấy khi đi với cách mạng. Tiếng reo vui của buổi đầu đi với cách mạng được Tố Hữu thể hiện một cách rất hình ảnh và sinh động.


“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lí chói qua tim

Hồn tôi là một vườn hoa lá

Rất đậm hương và rộn tiếng chim

Tôi buộc lòng tôi với mọi người

Để tình trang trải với trăm nơi

Để hồn tôi với bao hồn khổ

Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời

Tôi đã là con của vạn nhà

Là em của vạn kiếp phôi pha

Là anh của vạn đầu em nhỏ

Không áo cơm cù bất cù bơ”.


Nhà thơ Tố Hữu sinh năm 1920, thời tuổi trẻ sống trong đêm trường nô lệ nhưng may mắn cho Tố Hữu là năm 1937 được giác ngộ cách mạng, rồi 1939 được kết nạp vào Đảng. Đó là thời kỳ Tố Hữu chuyển mình từ một thanh niên học sinh sang làm một chiến sĩ cộng sản. Tố Hữu đã ghi lại tâm trạng của thời kỳ này đó là thời kỳ thời điểm mà nhà thơ reo vui khi gặp lý tưởng Đảng.


“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lí chói qua tim

Hồn tôi là một vườn hoa lá

Rất đậm hương và rộn tiếng chim”.


“Từ ấy” là thời điểm người thanh niên Tố Hữu đến với cách mạng, được giác ngộ lý tưởng Đảng. Thời điểm ấy trong tâm hồn nhà thơ có một sự nồng ấm nồng nhiệt của một nhiệt huyết cách mạng mà nhà thơ đã cảm giác như một thứ nắng hạ chói chan.


Cảm giác ấy là vì lý tưởng Đảng, ánh sáng cách mạng như là “mặt trời chân lý” bừng sáng “chói qua tim”. Tim là nơi hội tụ của tâm hồn, tư tưởng, tình cảm, ánh sáng chân lí chói qua tim là một sự sáng bừng sáng tỏ trong tình cảm, trong nhận thức của người thanh niên cách mạng.


Sau khi được ánh sáng Đảng, lý tưởng cách mạng như mặt trời chân lý rọi vào sáng tỏ thì nhà thơ cảm thấy tâm hồn mình như được hồi sinh.


“Hồn tôi là một vườn hoa lá

Rất đậm hương và rộn tiếng chim”.


Như ta đã biết trong bài thơ “Một nhành xuân” 1980, Tố Hữu đã tự thuật lại quãng đời trước khi gặp lý tưởng Đảng rằng:


“Tôi đã khô như cây sậy ven đường

Đâu ước làm chim thơm và trái ngọt

Tôi đã chết im lặng như con chim không bao giờ được hót

Một tiếng ca lánh lót cho đời”.


Một tâm hồn kho héo như thế nay bỗng nhiên trỗi dậy hồi sinh. Nhà thơ cảm thấy trong tâm hồn mình xanh tươi như “một vườn hoa lá” có hương sắc hương thơm và cả “rộn tiếng chim”. Cũng có nghĩa là tâm hồn như được sống lại, rạo rực mê say, có đủ âm thanh màu sắc.


Thật khó có hình ảnh nào ví về sự hồi sinh tâm hồn hình ảnh hơn thế, sinh động hơn thế. Bốn câu thơ mở đầu với những hình ảnh thơ mới lạ sáng tạo, nhà thơ vừa thể hiện được cảm giác reo vui khi lý tưởng Đảng soi rọi vào tâm hồn mình, khi tâm hồn mình được hồi sinh dưới ánh sáng chân lý Đảng.


Sau khi tiếp nhận lý tưởng Đảng và hồi sinh tâm hồn, người thanh niên cộng sản Tố Hữu đã có một sự thay đổi về nhận thức, đó là phải gắn bó yêu thương những người lao khổ để xiết chặt đội ngũ chiến đấu, tác giả viết:


“Tôi buộc lòng tôi với mọi người

Để tình trang trải với trăm nơi

Để hồn tôi với bao hồn khổ

Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời”.


Nếu như các nhà thơ lãng mạn cùng thời chưa có một nhân sinh quan sống đúng, họ sống chán nản hoặc tách biệt với nhân dân. Chẳng hạn như Xuân Diệu viết:


“Ta là một là riêng là thứ nhất

Không có ai bè bạn nổi cùng ta”.


Hay như Chế Lan Viên thì nói:


“Nhân dân ở quanh ta mà ta chẳng biết

Thơ xuôi tay như nước chảy xuôi dòng”.


Thì Tố Hữu lại có một nhận thức mới mẻ đúng đắn đó là:

“Tôi buộc lòng tôi với mọi người

Để tình trang trải với trăm nơi”.


Buộc là một cách nói ngoa dụ nhưng nhằm nhấn mạnh sự gắn bó đoàn kết với mọi người với nhân dân. Và Tố Hữu xác định gắn bó đoàn kết chưa đủ mà phải trang trải tình cảm, chia sẽ yêu thương với trăm nơi với mọi nhà. Hai chữ “buộc” và “trang trải” tình cảm với mọi người với trăm nơi đã thể hiện cái nhận thức khá toàn diện về một quan niệm sống mới, tức là một nhân sinh quan mới.


Sau nhận thức buộc và trang trải tình cảm nhà thơ còn thể hiện một nhận thức mới cụ thể hơn, đó là buộc và trang trải tình cảm với bao hồn khổ là với những con người lao khổ, để không ngoài mục đích là cho “mạnh khối đời” cho mạnh đội ngũ chiến đấu. Như vậy quan niệm về gắn bó và chia sẽ tình cảm của Tố Hữu có địa chỉ cụ thể và có mục đích cụ thể.

Bài tham khảo số 7
Bài tham khảo số 7
Bài tham khảo số 7
Bài tham khảo số 7

xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |