Top 8 Bài văn phân tích hào khí Đông A trong bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão (Ngữ văn 10) hay nhất

  1. top 1 Bài tham khảo số 1
  2. top 2 Bài tham khảo số 2
  3. top 3 Bài tham khảo số 3
  4. top 4 Bài tham khảo số 4
  5. top 5 Bài tham khảo số 5
  6. top 6 Bài tham khảo số 6
  7. top 7 Bài tham khảo số 7
  8. top 8 Bài tham khảo số 8

Bài tham khảo số 7

Phạm Ngũ Lão là một người tài giỏi, có lòng yêu nước nồng nàn, bản lĩnh phi thường, ông là một tướng tài đồng thời cũng là người có tâm hồn văn chương. Tác phẩm tiêu biểu nhất của ông là bài thơ Tỏ lòng. Văn bản thể hiện những tâm tư, nỗi niềm của vị tướng tài, đồng thời tái hiện chân thực hào khí Đông A sôi sục, hào hùng của thời đại.


Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu

Tam quân tì hổ khí thôn ngưu


Hai câu thơ đầu đã vẽ nên hình ảnh người tráng sĩ đời Trần với tư thế hiên ngang, dũng mãnh “cầm ngang ngọn giáo”, cho thấy tư thế hiện ngang, chủ động khác với câu thơ dịch là “múa giáo” mang tính chất phô trương, biểu diễn, không thể hiện được tư thế anh hùng, hiên ngang của người tướng sĩ. Đồng thời không gian nhân vật trữ tình đứng cũng vô cùng bao la, rộng lớn: giang sơn. Tưởng rằng đứng trong không gian ấy con người sẽ trở nên bé nhỏ, chìm khuất trong không gian vũ trụ bao la, nhưng ngược lại, con người hiện lên trong tư thế làm chủ, mang tầm vóc lớn lao ôm trọn cả non sông đất nước. Tư thế ấy còn cho thấy tinh thần sẵn sàng chiến đấu, sẵn sàng xả thân để bảo vệ biên cương, lãnh thổ toàn vẹn. Không chỉ vậy, thời gian được nhắc đến ở đây đã trải mấy thu, đó là khoảng thời gian dài, điều ấy còn khẳng định ý chí, quyết tâm bền bỉ của nhân vật trữ tình. Câu thơ thứ nhất vừa cho ta thấy tầm vóc hiên ngang, vừa cho thấy lòng yêu nước nồng nàn của nhân vật trữ tình.


Câu thơ thứ hai tái hiện lại sức mạnh của quân đội nhà Trần. Tác giả sử dụng các hình ảnh “tam quân” “tì hổ” “khí thôn ngưu” để làm rõ vẻ đẹp sức mạnh đó. Tam quân để nói về quân đội nhà Trần bao gồm tiền quân, trung quân và hậu quân. Còn tì hổ để nói về sức mạnh to lớn như hổ báo của quân đội, biện pháp so sánh đã một lần nữa khẳng định sự dũng mạnh, nhanh nhẹn của quân đội nhà Trần. “Khí thôn ngưu” có thể hiểu theo hai cách, cách thứ nhất tức là khí thế nuốt trôi trâu, nhưng cũng có thể hiểu khí thế át sao Ngưu. Dù hiểu theo cách nào cũng đều thấy được khí thế, sức mạnh vô song của quân đội nhà Trần. Với hai câu thơ đầu, tác giả đã tái hiện sinh động, chân thực vẻ đẹp của con người thời đại nhà Trần với sức mạnh vô song. Qua đó ta còn cảm nhận được hào khí oanh liệt của thời đại mà dân tộc bừng bừng khí thế, quyết tâm đánh giặc cứu nước.


Hai câu thơ cuối giọng điệu không còn hào sảng mà chuyển sang suy tư, đầy tâm trạng:

Nam nhi vị liễu công danh trái

Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu.


Trong câu thơ tác giả đã tác đến chí làm trai, một thuật ngữ quen thuộc trong văn học trung đại. Ta có thể bắt gặp trong những câu thơ của Phan Bội Châu: “Làm trai phải lạ ở trên đời” hay Nguyễn Công Trứ: “Đã mang tiếng làm trai trong trời đất/ Phải có danh gì với núi sông” “Tang bồng hồ thỉ nam nhi trái”. Theo quan niệm xưa, nam nhi được trời đất trao cho tài năng và nhân cách đặc biệt nên việc đem tài năng để thi thố, để lập công, lập danh là món nợ mà nam nhi phải trả. Trong câu thơ của Phạm Ngũ Lão, bản thân ông đã ý thức được vai trò, trọng trách và nghĩa vụ của mình khi tự nhận là một “nam nhi”. Ông phải lập công danh để trả nợ cho đời, để trả món nợ nam nhi. Mặc dù là người tài giỏi, có nhiều đóng góp cho đất nước, nhưng trong câu thơ ta vẫn thấy ông hết sức khiêm nhường “vị liễu công danh trái”, ông tự nhận mình chưa làm được việc gì cho thật xứng đáng là một bậc nam nhi. Qua lời tâm sự đó ta thấy sáng lên vẻ đẹp nhân cách của nhân vật trữ tình: sự khiêm tốn đồng thời cũng là sự nghiêm khắc của nhân vật trữ tình với chính mình. Ngoài ra câu thơ còn thể hiện hoài bão, khát vọng lớn lao của con người, tự nhận thấy mình phải cố gắng, nỗ lực hơn nữa để cống hiến cho đất nước. Bởi vậy, ông cảm thấy xấu hổ trước Vũ Hầu (Gia Cát Lượng) vì chưa tài giỏi bằng, vì công danh sự nghiệp chưa bằng. Nỗi hổ thẹn khi nghĩ đến Vũ Hầu cho thấy nhân vật trữ tình nhận thấy đó là nỗi thẹn của một con người có nhân cách, có khát vọng và lí tưởng cao đẹp.


Tác phẩm sử dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, hàm súc, cô đọng “ý tại ngôn ngoại”. Các hình ảnh so sánh được chọn lọc kĩ càng, giàu sức gợi, giàu giá trị biểu hiện tư tưởng tình cảm. Bài thơ mang trong mình không khí hào hùng của thời đại và thể hiện niềm tự hào về con người, thời đại nhà Trần.


Bài thơ là những dòng tâm sự, bày tỏ lí tưởng, hoài bão lớn lao, cao cả của một vị tướng nhà Trần tài giỏi mà khiêm nhường. Qua bài thơ, đã giúp ta nhận thấy vẻ đẹp phẩm chất của vị tướng tài Phạm Ngũ Lão và sức mạnh oai hùng, phi thường của quân tướng nhà Trần.

Hình minh hoạ
Hình minh hoạ
Hình minh hoạ
Hình minh hoạ

Top 8 Bài văn phân tích hào khí Đông A trong bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão (Ngữ văn 10) hay nhất

  1. top 1 Bài tham khảo số 1
  2. top 2 Bài tham khảo số 2
  3. top 3 Bài tham khảo số 3
  4. top 4 Bài tham khảo số 4
  5. top 5 Bài tham khảo số 5
  6. top 6 Bài tham khảo số 6
  7. top 7 Bài tham khảo số 7
  8. top 8 Bài tham khảo số 8

xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |