Bài tham khảo số 7
Tạo hóa đã trao cho con người ngôn ngữ đề sáng tạo thơ ca. Từ những lời hát trong bài ca lao động của người nguyên thủy, những lời cầu nguyện, mong ước điều tốt lành cho mùa màng đến những lời niệm chúc có thể coi là hình thức đầu tiên của thơ. Trải qua thời gian, vẻ đẹp ngôn ngữ ngày càng phát triển và hoàn thiện tựa như nhũng nguồn nước mát trong nảy sinh từ cội nguồn sáng tạo sâu thẳm vô tận của con người.
Nếu như “giai điệu”, “âm thanh” là ngôn ngữ của âm nhạc; “màu sắc”, “đường nét” là ngôn ngữ của hội họa; “mảng, khối” là ngôn ngữ của kiến trúc, thì “ngôn từ” là chất liệu của tác phẩm văn học. Hình tượng văn học là hình tượng ngôn ngữ. Nhà văn Nga M. Goor-ki từng nói: Ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học. Quả thật như vậy, ngôn ngữ giữ một vị trí đặc biệt quan trọng trong văn học, đặc biệt là trong thơ ca, đó là tiếng nói chân thực, giàu có của đời sống hiện thực, vừa là tiếng nói bay bổng của trí tưởng tượng diệu kì, lại vừa là tiếng nói tình cảm của con tim đang xúc động. Nói như nhà thơ Nga. Mai-a-côpxki cho rằng: Quá trình sáng tạo ngôn ngữ thơ ca cũng giống như người lọc quặng ra-đi-um, lọc lẩy tinh chất, tìm ra trong những củi bộn bề của những tan quặng từ đẹp, ánh súng kim cương. Chính vì thế, tiếp nhận một bài thơ hay không dễ gì ta cảm nhận được ngay, có khi chỉ bằng linh cảm mà nhận ra. Đọc rồi, đọc nữa, suy ngẫm, liên tường ta mới nhận ra thứ ánh sáng, màu sắc, hương thơm man mát bên trong hình tượng ngôn ngữ thơ. Chẳng thế mà nhà thơ Hoàng Đức Lương (thế kỉ XV) đã có một nhận xét xác đáng: Thơ là sắc đẹp ở ngoài sắc, vị ngọt ở ngoài vị, không thể trông bằng mắt thường được, chỉ có thi nhân trông thì mới thấy đẹp, nếm mới thấy ngon.
Trong kho tàng ngôn ngữ vô cùng phong phú của toàn dân, nhà thơ chỉ lựa chọn những từ ngữ cần thiết nhất để đưa vào tác phẩm. Đó là quá trình khổ luyện, tìm tòi, tích lũy vốn sống... mới có được những chữ “thần” để có thể “lóe sáng” ở câu thơ, làm cho bài thơ “nổi gió”, “cất cánh”. Do vậy ngôn ngừ thơ rất gợi hình, gợi cảm góp phần tạo nên tính họa, tính nhạc trong thơ. Nó biến hóa qua nhiều sắc thái ảo thực bất ngờ, thú vị.
Một ngày cuối năm 1948, ngồi ở Phù Lưu Chanh, nhớ đơn vị cũ, Quang Dũng đã viết bài thơ Tây Tiến. Dẫu ra đời trong những ngày đầu non nớt của nền thơ kháng chiến và Cách mạng, Tây Tiến vẫn trở thành tác phẩm tuyệt diệu, kinh điển, tiêu biểu cho nền thơ ca kháng chiến chống Pháp. Một trong những yếu tố đưa tác phẩm lên tới đỉnh cao và giúp nó tồn tại mãi tới hôm nay đó là vẻ đẹp ngôn ngữ không thể phủ nhận mà nhà thơ đã khéo léo sử dụng. Bởi vậy mà có ý kiến cho rằng: Ngôn ngữ trong thi phẩm Tây Tiến đã được Quang Dũng chạm khắc bằng một thứ ngôn ngữ rất độc đảo và mang sức sống kì diệu của một thời binh lửa.
Đối với một tác phẩm văn học, ngôn ngữ chính là chất liệu, là phương tiện biểu hiện mang tính đặc trưng. Hiểu được tầm quan trọng của việc lựa chọn, sử dụng ngôn ngữ khi sáng tác, Quang Dũng đã có được những thành công nhất định khi thể hiện tiếng nói của tình cảm, của trái tim.
Ngôn ngữ của bài thơ Tây Tiến là ngôn ngữ mang vẻ đẹp của màu sắc cổ điển và lãng mạn. Quang Dũng chịu ảnh hưởng sâu đậm nhạc điệu của thơ cổ điển. Có thể nói, thơ Quang Dũng, hiện thực là hiện thực kháng chiến chống Pháp được phô diễn bằng một tâm hồn lãng mạn và âm điệu cổ điển.
Chúng ta cảm nhận được những nét tinh tế trong cách diễn đạt ngôn ngữ của tác giả. Khúc dạo đầu trong Tây Tiến là nỗi nhớ “chơi vơi”, vừa xa xăm, sâu lắng, vừa thiết tha, quyến luyến. Qua hai câu thơ đầu, ta có thế bắt được cái hồn ấy trong thơ Quang Dũng:
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi.
Âm điệu của câu thơ thất ngôn như lời thơ Lý Bạch. Tình cảm lại dạt dào như các nhà thơ lãng mạn thời Thơ mới. Nỗi nhớ dâng trào đó làm ta chợt nhớ tới câu thơ của Xuân Diệu: Sương nương theo trăng ngừng lưng trời/ Tương tư nâng lòng lên chơi vơi (Tương tư chiều), còn Quang Dũng thì: Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi. Có điều là một đằng thì nhớ người yêu, một đằng thì nhớ những kỉ niệm kháng chiến.
Sau khúc dạo đầu ấy là tất cả những kỉ niệm thời Tây Tiến được hiện về trong những nỗi nhớ nên mang màu sắc lung linh, đẹp lạ kì. Kí ức này chi phối việc lựa chọn phối thanh, phối màu trong bức tranh Tây Tiến. Kỉ niệm của một thời chinh chiến với dòng sông Mã yêu thương và khoảng trời miền Tây theo thời gian cứ lần lượt hiện về. Cách lựa chọn từ ngữ thông minh, sắc sảo đã khiến cho ba mươi tư câu thơ không một câu nào non nớt, bằng phang, trái lại câu nào cũng có nội lực riêng, tạo nên khí vị chung cho bài thơ, một khí vị bi hùng, hoang dã và quả cảm.
Nói tới cái gian khổ hành quân nơi địa bàn rừng núi chỉ cần vài chi tiết, vài câu thơ, Quang Dũng đã hàm súc trong hình ảnh, bằng hình ảnh: Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi. Câu thơ có vẻ mĩ lệ hóa, cái đẹp hình thành từ hai nét tương phản; khói “sương” (mờ ảo) và “đoàn quân” (oai hùng). Thêm một chữ “mỏi”, cái mĩ lệ, lãng mạn biến mất, câu thơ nặng trĩu cảnh sống hiện thực. “Sương” không đồng nghĩa với cái mờ ảo mà nó nói đến cái ấm, lạnh của núi rừng miền Tây. “Đoàn quân” không gợi một chút nào cái oai hùng sân khấu mà là “đoàn quân” mỏi mệt vì đường xa bụi bặm, vì đói khát, vì những gian khổ. Đẹp là cái đẹp của hiện thực chứ không phải cái đẹp hào nhoáng. Quang Dũng rất quan tâm tới tác động của chữ, bao gôm cả chữ nghĩa lẫn cái vỏ âm thanh của nó. Địa danh “Sài Khao” do âm “Sài”, âm “Khao” hình như cũng có tác động thêm vào cái “mỏi” của đoàn quân. Tác động của thơ là tác động tức thời, ấn tượng, trực giác, được tổng hợp từ nhiều yếu tố trong đó yếu tố ngôn từ có vị trí đặc biệt quan trọng. Bài thơ Tây Tiến là một minh chứng sống động cho việc lựa chọn và sử dụng ngôn từ hợp lí mà độc đáo, tạo nên cái hay, cái tuyệt mĩ cho tác phẩm.
Đan cài với ngôn ngữ cổ điển, vẻ đẹp bút pháp lãng mạn cứ đậm dần lên trong nỗi nhớ của Quang Dũng khi hoài niệm về đơn vị cũ của mình. Những địa danh miền sơn cước như Sài Khao, Mường Lát gợi bao cảm xúc mới lạ. Hai tiếng “Mường Hịch” quả là có một cái gì hung dữ, bí ẩn và “Mai Châu” thanh nhẹ như đã ủ sẵn một loài hương. Những “sương”, “hoa” từng hiện diện với thi nhân, với tình yêu, thì nay hiện diện với đoàn quân gian khổ, mệt mỏi đấy nhưng không thiếu những phút giây lãng mạn. Tưởng chừng như thiên nhiên ban thưởng cho người lính một chút hương hoa để có sức mạnh mà vượt đèo, leo dốc, chiến đấu đến hơi thở cuối cùng.Ngôn ngữ trong câu thơ có sức tạo hình lớn. Chỉ vài nét chấm phá, Quang Dũng cho ta tưởng tượng ra những cảnh người chiến binh phải ra đi giữa mù sương dày đặc, thăm thăm lạnh lẽo. Sương dày bủa vây như lấp cả đoàn quân. Đoàn quân cứ đi, đêm nối đêm, ngày nối ngày, dãi dầu trong những khó khăn gian khổ:
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.
Thanh âm, thanh điệu của bài thơ Tây Tiến giống như một bản hòa tấu nhiều cung bậc, nhiều cảm xúc. Những thanh trắc (“dốc”, “khúc”, “khuỷu”, “thẳm”) miêu tả được thế núi hiểm trở như làm cho độ cao của núi, độ dốc của đèo, độ khúc khuỷu hiểm trở của con đường cứ tăng lên mãi. Và hay nhất là miêu tả chiều sâu thăm thẳm để tả chiều cao của dốc lên khúc khuỷu. Qua bốn câu thơ trên, ta thấy Quang Dũng đã vẽ được một bức tranh hiểm trở, dữ dội, khúc khuỷu của núi rừng Tây Bắc. Hàng loạt những từ ngữ giàu tính tạo hình được huy động: khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút, súng ngửi trời,... đã diễn tả được cái dữ dội của núi rừng Tây Bắc.
Đọc những câu thơ này, người đọc như thấy hiện ra trước mắt mình những ngọn dốc vừa khúc khuỷu, vừa cao ngất trời lại vừa thăm thẳm. Núi cao như chọc thủng màn mây, những người lính vụt lên những đỉnh núi cao ngất, tưởng như “súng ngủi trời”. Từ “heo hút” vừa gợi ra độ cao của núi, vừa gợi ra độ sâu của dốc và cả cái vắng lặng, hoang vu đến rợn người. Nếu như hai câu đầu là cái nhìn lên thì đến câu thơ thứ ba, Quang Dũng diễn tả cái nhìn xuống. Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống. Nhìn lên, núi cao chót vót, nhìn xuống, dốc sâu thăm thẳm. Bút pháp tương phản và và nét vẽ gân guốc đã làm nổi bật tính tạo hình. Ta lại thấy một ông Lý Bạch trong thơ Quang Dũng. Chất cổ điển tô đậm cái phi thường cho câu thơ: Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống, có khác gì với câu thơ: Nước bay thăng xuống ba nghìn thước trong bài thơ Xa ngắm thác núi Lư của Lý Bạch! Nhưng xen vào những nét vẽ gân guốc ấy là những nét vẽ rất mềm mại, như xoa dịu cả khổ thơ: Nhà ai pha Luông mưa xa khơi. Câu thơ cho ta hình dung ra cảnh những người lính tạm dừng chân bên một dốc núi, họ phóng tầm mắt nhìn ra xa. Qua mịt mù lớp sương rừng mưa núi, họ thấy thấp thoáng những ngôi nhà như bồng bềnh trôi giữa biển khơi. Ta cũng lại nghe âm điệu của Tản Đà trong giai điệu buông thả, mê li của Quang Dũng: Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi; (Giang hồ mê chơi quên quê hương - Tản Đà). Nhịp thơ trầm xuống như xoa dịu những trúc trắc ở trên. Cách phối thanh đã đem đến hiệu quả rõ rệt cho lời thơ, người đọc cảm thấy được thư giãn sau những phút căng thẳng. Đoạn thơ kết thúc bằng một đường nét và âm điệu hết sức đầm ấm:
Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.
Những từ “cơm lên khói”, “nếp xôi”, “mùa em” như vẽ ra trước mắt ta những bản làng, nơi có những nồi cơm đang bốc khói. Khói của cơm, hương thơm của lúa nếp ngày mùa khiến lòng chiến sĩ ấm lại, đó còn gợi lên sự sum họp gia đình. Hai câu thơ với thán từ “ôi” đã tạo nên một âm điệu êm dịu, tha thiết, ấm áp vô cùng, vẻ đẹp lãng mạn của ngôn ngữ thơ còn được thể hiện ở những “nốt trầm” sâu lắng của bản hòa tấu sau hàng loạt những âm thanh dữ dội. Nhà thơ trở về với những kỉ niệm của con người và bản làng thân thương: Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói Sợi khói ấm áp giữa núi rừng hoang vu, đó là chất thơ của đời sống chiến sĩ làm sao mà không nhớ? Kỉ niệm cứ như trôi trong mộng: Mai Châu mùa em thơm nếp xôi Chữ của câu thơ thật lạ, có những chữ đã cũ mà được đặt vào đúng văn cảnh thì lại dậy lên ý lạ. Chữ “em” chẳng có gì mới mà thay vào đó bất cứ chữ nào khác thì câu thơ cũng mất hết linh hồn. Có phải Quang Dũng đã trả lại cho chữ “em” tình nồng ấm quân dân ban đầu? Hương nếp hay là hương em đã làm bâng khuâng cả núi rừng, bâng khuâng cả lòng người? Đoạn thơ trên còn đậm chất nhạc. Chất nhạc được tạo ra bởi những âm hưởng đặc biệt, chất nhạc đã góp phần làm tăng thêm sự kì diệu của ngôn ngữ thơ.
Đoạn thơ thứ hai, Quang Dũng sử dụng những đường nét mềm mại và đặc biệt tinh tế. Qua nét vẽ tài hoa ấy, người đọc như bừng ngộ trước vẻ đẹp nên họa, nên thơ của núi rừng Tây Bắc. Hồn thơ Quang Dũng bị “hút” bởi sự lãng mạn đầy bí ẩn của con người nơi đây. Nhà thơ khao khát khám phá, tìm hiểu nó. Ấy là một đêm liên hoan văn nghệ dưới ánh đuốc bập bùng:
Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ.
Với những nét vẽ khỏe khoắn mê say, Quang Dũng dẫn ta vào một đêm văn nghệ rất thực mà ngỡ như mơ: doanh trại bừng sáng dưới ánh lửa của những ngọn đuốc bập bùng. Trong ánh đuốc ấy, cảnh vật, con người hiện lên vừa thực, vừa ảo, tất cả như đều nhuốm men say ngây ngất. Những cô gái - những bông hoa của núi rừng Tây Bắc hiện ra đẹp lộng lẫy, vừa e thẹn, vừa tình tứ trong một vũ điệu đậm màu sắc phương xa. Trong vẻ đẹp rực rỡ của ánh đuốc, trong nét dìu dặt của tiếng khèn, gợi về khỏe khoắn, trẻ trung. Hai từ “hỡi em" làm giọng điệu câu thơ như cũng ngỡ ngàng, vừa ngạc nhiên, vừa mê say, vui sướng. Bốn câu thơ vừa chan chứa màu sắc, âm thanh, vừa ấm áp tình người. Bút pháp lãng mạn của Quang Dũng là được dịp miêu tả những nét lạ: y phục lạ (xiêm áo), âm điệu lạ (man điệu), dáng vẻ lạ (nàng e ấp). Quả là một đêm liên hoan lạ lùng giữa núi rừng biên cương. Những từ ngữ mà Quang Dũng sử dụng vừa cho thấy nét lạ ấy lại vừa gợi chất lãng mạn, thi vị của đêm “hội đuốc hoa”.
Từ nét vẽ và âm thanh khỏe khoắn trong đêm hội đuốc hoa, Quang Dũng đã chuyển sang nét vẽ tinh tế, mềm mại khi miêu tả cảnh chiều sương bản làng ở bản làng Châu Mộc:
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa.
Chỉ bằng một vài nét chấm phá đơn sơ nhưng tác giả đã gợi lên cái thần, cái hồn của cảnh vật. Đó là cái thần, cái hồn của những bông hoa lau “nẻo bến bờ”. Đó là dáng tạo hình của cô gái Thái giữa tràng giang sông nước, đó là cái “đong đưa” tình tứ của những bông hoa rừng duyên dáng... tất cả như khắc chạm vào thiên nhiên Tây Bắc vẻ đẹp nên họa, nên thơ, khắc chạm vào lòng người những kỉ niệm khó quên. Cái chất nhạc và chất họa trong ngôn ngừ thơ đã hòa quyện vào nhau. Bốn câu thơ đầu ru ta trong nhạc điệu cất lên từ sự mê say của tâm hôn những người lính Tây Tiến. Bốn câu sau là những nét vẽ tài hoa gợi lên cái thần, cái hồn của tạo vật. Giáo sư Trần Đình Sử cho rằng: Đọc đoạn thơ này, ta như lạc vào thế giới của cái đẹp, của cõi mơ, của âm nhạc và Xuân Diệu cũng có lí khi nói: Đọc Tây Tiến, ta có cảm tưởng như ngậm nhạc trong miệng.
Người lính Tây Tiến lại hướng tình cảm, tâm tưởng của mình về Hà Nội, quê hương thân yêu của hầu hết binh đoàn Tây Tiến: Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm. Câu thơ mới lãng mạn làm sao! Những chàng trai Hà Nội chưa trắng nợ anh hùng ra đi chinh chiến làm sao không mang theo hành trang của mình bóng hình của một “dáng kiều thơm" nào đó, hoặc hình bóng của người thân yêu. Một chút lãng mạn như vậy đủ nuôi dưỡng tinh thần người lính Tây Tiến trong hoàn cảnh chiến đấu gian khổ, hi sinh. Tứ thơ thơ mộng này cũng nằm trong cấu trúc chung của bài thơ Tây Tiến là ngược - xuôi: con người ý chí, hành động thì ngược về hướng Tây, nhưng tình cảm thì lưu luyến xuôi về với quê hương.
Chất cổ điển trong ngôn ngữ thơ Quang Dũng còn thể hiện ở cách nhà thơ sử dụng từ Hán Việt cổ độc đáo, tạo sức hấp dẫn cho câu thơ: Rải rác biên cương mồ viễn xứ. Câu thơ chỉ có từ “rải rác” là thuần Việt, còn lại là từ Hán Việt cổ kính, gợi không khí thiêng liêng, đượm chút ngậm ngùi. Chính sự lựa chọn ngôn ngữ hợp lí đã khiến cho câu thơ của Quang Dũng không phải là tiếng nói bi lụy mà là hình ảnh hi sinh cao quý của những người lính Tây Tiến trong không khí bi tráng. Bên cạnh vẻ đẹp ngôn ngữ đậm màu sắc cổ điển và lãng mạn, ngôn ngữ thơ Quang Dũng còn thể hiện vẻ đẹp qua cách sử dụng những từ ngữ độc đáo, những thanh âm hùng tráng, những biện pháp tu từ giàu màu sắc biểu cảm. Những câu thơ như nốt nhạc đang nhảy múa trên trang viết. Quang Dũng thường thể hiện nội lực bằng các động từ mạnh như điểm nhấn ấn tượng cho bản nhạc của mình: Sông Mã gầm lén khúc độc hành. Nội lực, cảm hứng của câu thơ này nằm ở động từ “gầm” và “khúc độc hành”. Cái tiếng vang rung chuyển và ngự trị cả một vùng thiên nhiên trời đất sinh ra từ những mất mát câm lặng của con người. Vì vậy, bài thơ mang phẩm chất anh hùng ngay trong nỗi buồn.
Quang Dũng đi kháng chiến, đến đoàn quân Tây Tiến với tư cách là một trí thức có tâm hồn nghệ sĩ. Khi đặt bút làm thơ đã có hồn thơ của các nhà thơ cổ điển như Lý Bạch, Đỗ Phủ ngự trong lòng. Âm điệu đầy cám dồ của các nhà thơ Việt Nam hiện đại như Tản Đà, Thế Lữ, Xuân Diệu cũng đã dội vang trong lòng ông. Các nhà thơ cổ kim đã bồi đắp và làm giàu ngôn ngữ thơ cho hồn thơ kháng chiến mới mẻ của Quang Dũng. Bằng nghệ thuật điêu luyện, Quang Dũng đã thể hiện nét tài hoa của mình khi khắc họa chân dung người lính Tây Tiến. Xúc cảm của nhà thơ được nuôi dưỡng bằng ngôn ngữ mang vẻ đẹp hiếm có.
Đọc bài thơ hay, câu thơ hay ta như không còn thấy câu chữ nữa. Cái hay nằm trong sự giản dị. Nếu cố làm duyên làm dáng, điểm phấn tô son, đánh bóng ngôn từ sẽ sa vào xu hướng “vị nghệ thuật” thuần túy. Mây giỏ, cỏ hoa xinh tươi đến đâu hết thảy cũng đều từ trong lòng người nảy ra (Ngô Thì Nhậm). Có xúc cảm tốt, tìm được tứ thơ mới lạ nhưng nếu vốn ngôn ngữ nghèo nàn thì khó có được thơ hay. Có thơ hay toàn bài, có thơ chỉ hay ở một câu, một chữ. Song, có một điều không ai chối cãi là chất liệu đầu tiên, duy nhất để làm nên bài thơ là ngôn ngữ. Ngôn ngữ là thứ của cải vô cùng quý báu và lâu đời của dân tộc (Bác Hồ). Mỗi nhà thơ sẽ có cách tiếp cận, sử dụng riêng vốn ngôn ngữ toàn dân, ngôn ngữ bác học, ngôn ngữ nghệ thuật để đưa vào bài thơ. Qua tiếng lòng của nhà thơ, ngôn ngữ được cấu trúc lại để tạo thành ngôn từ mới, đẹp, sâu xa, triết lí.
Cứ như là gió mênh mang, là mây xanh thẳm chở nồi nhớ chơi vơi đi muôn dặm... Cứ vương vấn trong lòng người khúc độc hành sông núi ngân vang lời vĩnh quyết trầm hùng... Đã gần một thế kỉ trôi qua kể từ cái mùa xuân ẩy, Tây Tiến ra đời, âm hưởng đó vẫn vẹn nguyên trong kí ức những ai đã một lần thả hồn phiêu du cùng đoàn binh Tây Tiến chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh. Phải chăng, vẻ đẹp ngôn ngữ thơ ca đã tạo nên sức sống vững bền cho Tây Tiến?