Bài tham khảo số 6
Hướng dẫn sử dụng máy tính đơn giản
Sử dụng máy tính thật ra chỉ là sử dụng các chương trình cũng như các phần mềm đã được cài đặt trên máy vi tính để giúp đáp ứng cho bạn nhiều công việc cụ thể như là soạn thảo văn bản hoặc là vẽ hình hay là chơi trờ chơi hoặc xem phim hay nghe nhạc…
Trong bài viết này sẽ chỉ chi tiết cách sử dụng máy tính đơn giản chỉ là bật tắt thiết bị có nghĩa là bạn sẽ phải thực hành làm theo đúng các trình tự bên dưới để khởi động thành công máy vi tính.
1. Mở nguồn thiết bị máy tính
- Mở nguồn máy vi tính
Thao tác đó cũng giống như là khi bạn bật thiết bị điện mà hàng ngày vẫn làm vậy, bạn hãy ấn nút có ghi chữ Power hoặc là On/Off có trên thúng máy (Case) đó là các nút lớn nhất được bố trí ở phía trước chỉ cần ấn vào và bỏ tay ra là được chứ không được ấn quá mạnh hoặc là giữ quá lâu. Khi máy tính bật lên sẽ xuất hiện đèn tín hiệu màu xanh sáng lên.
- Mở nguồn máy tính
Bạn hãy nhấn vào nút Power hoặc On/Off phía trước màn hình (Monitor) nếu màn hình chưa được mở.
Khởi động muồn các thiết bị khác
Bật công tắc cho các thiết bị còn lại như là: Loa, thiết bị truy cập mạng (Modem, wifi…) Nếu như không thấy các công tắc được bố trí ở phía trước vậy bạn có thể kiểm tra phía sau của thiết bị. Và thông thường khi các thiết bị được mở lên sẽ có đèn báo sáng hiện lên.
Một vài các thiết bị được cắm chung vào trong ổ cắm với công tắc và bạn nhớ là cần phải mở công tắc đó trước và sau khi mở các thiết bị đó lên để được cấp nguồn điện giúp thiết bị hoạt động dễ dàng hơn.
- Khởi động hệ điều hành
Mỗi máy tính sẽ có các hệ điều hành như: Windows, Linus, Mac, OS… Mỗi HĐH sẽ có thích hợp ứng dụng cho từng ngành nghề nhưng được sử dụng nhiều nhất vẫn là Windows.
Ngay khi đã được cấp nguồn, máy vi tính sẽ tự động kiển tra cũng như hiển thị lên màn hình các thông số, nếu không có bất cứ vấn đề gì hệ điều hành sẽ tự động chạy lúc đó đèn báo đỏ sẽ sáng lên hay là nhấp nháy để giúp báo hiệu là ổ đĩa cứng cũng đang hoạt động, đèn chỉ báo sáng khi nào máy tính truy xuất dữ liệu được chứa trong ổ đĩa cứng.
Sau khi hệ điều hành khởi động xong xuôi, màn hình máy tính chính của HĐH sẽ xuất hiện được các biểu tượng của chương trình với 1 biểu tượng có hình mũi tên có thể di chuyển được đó là con trỏ chuột tức là bạn có thể dùng chuột để thao tác lúc đó đèn đỏ sẽ báo hiệu như vậy ổ đia cứng đang hoạt động sẽ tắt.
2. Sử dụng chương trình, phần mềm ứng dụng
Mỗi HĐH có thể sẽ có những cách quản lý không giống nhau nhưng đa số chúng đều có giao diện đồ họa trực quan nên tạo được sự thuận tiện dành cho người dùng.
Tiếp đến đó là cần tìm hiểu xem xem chương trình phần mềm hoặc là ứng dụng nào đã được cài đặt sẵn trên máy và nó hoạt động ra sao và mục đích cài phần mềm đấy là để làm gì.
Các biểu tượng trên màn hình với những hình ảnh có mũi tên và dòng chữ ở bên dưới đó là đại diện cho chính trương trình. Nếu muốn ở chương trình đó lên để sử dụng bạn chỉ cần ấn đúp 2 lần liên tiếp trên màn hình để sửu dụng.
Mỗi khi chương trình chạy bạn sẽ mất khoảng một lúc để đợi nó khởi động lên. Bạn hãy chờ cho tới khi nào xuất hiện ra một khung cửa sổ giao điện từ chương trình.
Khi sử dụng xong bạn đóng và thoát ra chương trình bằng việc nhấn chuột vào trong màn hình X trến góc màn hình thường nằm ở bên phải góc trên hay mà chọn vào File chọn ô Exit (Close hoặc Quit)
3. Tắt máy vi tính
Việc tắt máy tính cũng cần phải làm theo một quy chuẩn để đảm bảo an toàn dành cho dữ liệu cùng với hệ thống. Bên cạnh đó quá trình khởi động và sử dụng trước khi bạn tắt máy nên tắt toàn bộ các chương trình đã bật lên sau đó mới tắt máy tính rồi tới những thiết bị khác sau đó là ngắt nguồn.
Chẳng hạn như bạn sử dụng máy tính có HĐH windows xp nếu bạn muốn tắt máy bạn cần phải truy cập vào trong Menu Start được đặt ở bên dưới góc trái dưới cùng của màn hình và chọn. Sau đó bạn lựa chọn Turn Off và chờ Hệ Điều Hành để kết thúc các hoạt động cùng với máy vi tính sẽ tự động tắt được.
Vậy với những thao tác cơ bản bên trên bạn sẽ dễ dàng biết được cách sử dụng máy tính để tự mình sử dụng thuần thục mà không cần nhờ tới hướng dẫn sử dụng của bất cứ người nào khác.