Bài tham khảo số 6
Loại hình nghệ thuật nào cũng có sức mạnh kì diệu ấy và nghệ thuật Tuồng cũng vậy. Là một trong những hình thức nhạc kịch phổ biến và được yêu thích tại Việt Nam, Tuồng ngày càng khẳng định được sức ảnh hưởng và hơn hết là khẳng định được giá trị đối với đời sống. Thật thiếu sót khi ta bỏ lỡ vở Tuồng “Nghêu, Sò, Ốc, Hến” đặc biệt là phân đoạn “Huyện Trìa xử án” đã làm nổi bật lên giọng điệu mỉa mai, châm biếm đối với những điều xấu xa.
Vở Tuồng là một chuỗi những sự việc dở khóc dở cười khi Trần Ốc, một gã kẻ trộm, nhờ thầy bói là Lữ Ngao gieo quẻ chỉ hướng vào ăn trộm nhà Trùm Sò – một trọc phú trong vùng. Ốc đem của trộm được bán cho Thị Hến, một gái goá trẻ đẹp, ma mãnh. Trùm Sò báo với lí trưởng, thuê phù thuỷ dùng bùa phép tìm kẻ gian.
Một tên gia định của Thị Hến, vì bất bình với cách đối xử cay nghiệt của Thị Hến, đã có lời nói hớ hênh, khiến tang vật do Ốc lấy cắp từ nhà Trùm Sò bị phát giác. Lí Hà giam giữ Thị Hến cùng tang vật. Đề Hầu xuất hiện, thấy Thị Hến xinh đẹp, có ý bênh vực thị. Sau đó, cả bọn bị giải lên huyện để quan xét xử. Thị Hến làm cho cả quan huyện lẫn Đề Hầu mê mệt nhan sắc của mình. Thị được tha bổng, Trùm Sò không lấy lại được tài sản mất cáp.
Kết thúc là màn kịch rất khôi hài do Thị Hến bày ra, lần lượt đưa Thầy Nghêu, Huyện Trìa, Đề Hầu vào tròng, lật tẩy bản chất của gã thầy tu và thầy trò hai tên chức dịch mê gái.
Phân đoạn “Huyện Trìa xử án” sáng lên với những câu chuyện trong đời sống thường nhật của nhân dân, tinh thần phê phán những thói hư tật cấu trong xã hội phong kiến thời xưa, đặc biệt là sự bất công trong vấn đề xử án của quan lại.