Bài tham khảo số 6
Nguyên Hồng là một trong những tác giả chuyên viết cả văn xuôi lẫn sáng tác thơ nổi tiếng trong nền văn học Việt Nam. Những tác phẩm của ông đều mang lại những giá trị độc đáo cả về nội dung lẫn nghệ thuật, đóng góp một phần trong kho tàng văn học nước nhà. Một trong số đó không thể không kể đến bài thơ “Cửu Long giang ta ơi”.
Ngay từ nhan đề bài thơ đã cho ta thấy những ấn tượng mạnh mẽ. Nó như một tiếng gọi khắc khoải, một tiếng hát, tiếng lòng xuất phát từ tình yêu quê hương, đất nước, niềm tự hào dành cho con sông quê hương.
Dòng sông Cửu Long đến với cậu học trò mười tuổi qua lời giảng của người thầy. Từ nơi bản đồ kỳ diệu, cậu bé bắt gặp dòng sông mênh mông:
“Ngày xưa ta đi học
Mười tuổi thơ nghe gió thổi mùa thu
Mắt ngẩng lên trông bản đồ rực rỡ
Như đồng hoa bỗng gặp một đêm mơ.
Bản đồ mới tường vôi cũng mới
Thầy giáo lớn sao, thước bảng cũng lớn sao
Gậy thần tiên và cánh tay đạo sĩ
Đưa ta đi sông núi tuyệt vời”
Dòng sông Cửu Long được hiện lên với vẻ đẹp sống động và kỳ vĩ có những từ ngữ khắc họa hình ảnh chân thực của nhà thơ: “cây lao lá đổ”, “tan hoang dứa mật”:
“Mê Kông chảy
Cây lao đá đổ
Ngẫm nghĩ voi đi
Thác Khôn cười trắng xoá
Lan hoang dứa mật thông nhựa lên hương
Những trưa hè ngun ngút nắng Trường Sơn…”
Không chỉ có vẻ đẹp kỳ vĩ, không dừng lại ở sự dữ dội mà dòng sông ấy còn hiện lên với vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình:
“Ta đi… bản đồ không còn nhìn nữa…Sáng trời thu lại còn bướm với trời xanhTrúc đào tươi chim khuyên rỉa cánh sương đọng long lanh”
Dòng sông được nhân hóa thể hiện niềm tự hào của con người với thiên nhiên, xứ sở qua những tiếng hát, với âm thanh ca ngợi tự hào:
“Ta cởi áo lội dòng sông ta hát
Mê Kông chảy Mê Kông cũng hát”
Đặc biệt nhất có lẽ chính là hình ảnh con sông Cửu Long được nhân hóa mang hơi thở của một người mẹ đã quặn đau và sinh ra “chín nhánh sông vàng”. Dòng sông ấy không chỉ giúp ích cho cuộc sống của người dân Nam Bộ trong lao động, sản xuất mà còn hỗ trợ đời sống người dân rất nhiều trong cuộc sống hằng ngày.
“Mê Kông quặn đẻ
Chín nhánh sông vàng
Nông dân Nam Bộ gối đất nằm sương
Mồ hôi vã bãi lau thành đồng lúa
Thành những tên đọc lên nước mắt đều muốn ứa…”
Đến cuối bài thơ, hình ảnh nhân vật ta và người thầy giáo năm ấy lại xuất hiện. Tuy nhiên, không còn là cậu học sinh 10 tuổi, nhân vật “ta” đã trưởng thành, còn người thầy năm ấy cũng đã khuất. Những “thước bảng to nay thành cán cờ sao” cho thấy được sự hy sinh cho nền độc lập của dân tộc.
Bài thơ “Cửu Long giang ta ơi” đã thể hiện tình yêu dành cho dòng sông Cửu Long (sông Mê Kông). Đó cũng là thể hiện của tình yêu với quê hương, đất nước của tác giả giống như mạch ngầm, thấm vào máu thịt theo thời gian.