Bài tham khảo số 6
Lưu Trọng Lư là một gương mặt nhà thơ tiêu biểu, đồng thời cũng là người khởi xướng cho phong trào thơ Mới ở Việt Nam, thơ của Lưu Trọng Lư không có sự chau chuốt về ngôn từ, cũng không mượt mà về câu chữ nhưng lại có cái chân thực trong cảm xúc.
Em không nghe mùa thu
Dưới trăng mờ thổn thức
Em không nghe rạo rực
Nhân vật chính ở đây chính là em, em có không nghe mùa thu hay em không nghe rạo rực chính là những câu hỏi tu từ như vừa muốn hỏi em vừa muốn hỏi chính mình tại sao em lại không cảm nhận rõ được điều ấy không cảm nhận được chính những lòng mong ngóng nhớ thương đến từ nơi chiến trường xa xôi. Chính sự cách biệt giữa hậu phương và tiền tuyến đã khiến cho nỗi nhớ nhung một lúc một xa một lúc một gần.
Xa là khi ta nhớ mà em không biết ta nhớ em, xa là khi biết là có thể em biết ta đang mong ngóng chờ đợi tin em mà em lại ngó lơ làm như không biết. ánh trăng đó ánh trăng tròn trịa và vành vạnh son sắt thủy chung đó nay lại không khiến e gợi nhớ tới ta sao. Hay em không rạo rực khi mùa thu đã tới mùa của yêu thương của hẹn nguyền.
Qua bài thơ “Tiếng thu”, Lưu Trọng Lư đã mượn không gian, cảnh vật đặc trưng của mùa thu để thể hiện bức tranh tâm trạng đầy chân thực và sống động, đó chính là tâm trạng u buồn, có chút da diết, khắc khoải cảm xúc của nhân vật trữ tình.
Như vậy, bài thơ “Tiếng thu” của Lưu Trọng Lư vừa gợi mở cho người đọc một bức tranh mùa thu đẹp nhưng cũng mang đến cảm giác man mác buồn. Đồng thời, qua bức tranh ngoại cảnh lại soi sáng được bức tranh tâm hồn của nhân vật trữ tình, đấy là một con người đa tình, luôn đau đáu trong lòng những nỗi nhớ, những khắc khoải, trăn trở về tình yêu. Tình yêu ấy dù có những xa cách, có những bất đồng về cảm nhận nhưng vượt lên tất cả, tình yêu ấy được Lưu Trọng Lư khẳng định với tất cả sự thiêng liêng, to lớn của nó.